Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta , Hội Đoàn kết nông dân Indonesia (HKTI) vừa kêu gọi chính phủ tăng thu mua gạo trong nước, đồng thời giảm nhập khẩu gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa củng cố chủ quyền về lương thực của đất nước.
Phát biểu tại cuộc hội thảo với chủ đề “Chủ quyền lương thực quốc gia,” vừa được tổ chức nhân kỷ niệm 39 năm ngày thành lập HKTI, Chủ tịch HKTI Oesman Sapta nêu rõ rằng từ nhiều năm nay, Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) vẫn nhập khẩu nhiều gạo từ các nước, trong khi chưa chú trọng thích đáng đến việc thu mua từ nguồn cung gạo nội địa, do đó làm giảm sức cạnh tranh và năng lực sản xuất của ngành nông nghiệp trong nước, cũng có nghĩa là làm suy yếu chủ quyền lương thực của đất nước.
Theo ông Sapta , chủ quyền lương thực có ý nghĩa rất quan trọng cho một quốc gia, vì nó không chỉ giúp tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu lương thực, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung lương thực của các nước khác, mà còn thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nước.
Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường thu mua gạo trong nước, Chính phủ Indonesia cần có các chính sách, biện pháp khuyến khích, hỗ trợ, nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản, hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất canh tác, nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, cải thiện hiệu quả quản lý lương thực sau thu hoạch khi tỷ lệ thất thoát vẫn còn cao, ở mức từ 3-18%.
HKTI cho rằng với sản xuất lúa gạo đạt 66 triệu tấn/năm, Indonesia có đủ khả năng tự đảm bảo lương thực và việc ngân sách chi tới 16 tỷ USD/năm để nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp là quá mức, gây bất lợi cho nông dân và các nhà sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong nước./.
Phát biểu tại cuộc hội thảo với chủ đề “Chủ quyền lương thực quốc gia,” vừa được tổ chức nhân kỷ niệm 39 năm ngày thành lập HKTI, Chủ tịch HKTI Oesman Sapta nêu rõ rằng từ nhiều năm nay, Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) vẫn nhập khẩu nhiều gạo từ các nước, trong khi chưa chú trọng thích đáng đến việc thu mua từ nguồn cung gạo nội địa, do đó làm giảm sức cạnh tranh và năng lực sản xuất của ngành nông nghiệp trong nước, cũng có nghĩa là làm suy yếu chủ quyền lương thực của đất nước.
Theo ông Sapta , chủ quyền lương thực có ý nghĩa rất quan trọng cho một quốc gia, vì nó không chỉ giúp tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu lương thực, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung lương thực của các nước khác, mà còn thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nước.
Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường thu mua gạo trong nước, Chính phủ Indonesia cần có các chính sách, biện pháp khuyến khích, hỗ trợ, nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản, hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất canh tác, nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, cải thiện hiệu quả quản lý lương thực sau thu hoạch khi tỷ lệ thất thoát vẫn còn cao, ở mức từ 3-18%.
HKTI cho rằng với sản xuất lúa gạo đạt 66 triệu tấn/năm, Indonesia có đủ khả năng tự đảm bảo lương thực và việc ngân sách chi tới 16 tỷ USD/năm để nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp là quá mức, gây bất lợi cho nông dân và các nhà sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong nước./.
(TTXVN)