Ngân hàng Indonesia (BI) nhận định kinh tế nước này sẽ vẫn tăng trưởng tương đối cao trong năm 2012 và 2013, bất chấp nguy cơ kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm và Chính phủ có thể phải điều chỉnh nâng giá nhiên liệu do giá dầu thế giới tăng cao.
Thống đốc BI Darmin Nasution nói rằng kinh tế Indonesia dự kiến sẽ tăng trưởng 6,4% trong quý 2/2012, thấp hơn chút ít so với mức 6,5% trong quý trước đó, và mức tăng trưởng có thể đạt 6,3-6,7% cho cả năm 2012 và 6,4-6,8% năm 2013, chủ yếu nhờ nhu cầu và tiêu dùng trong nước mạnh mẽ, cũng như đầu tư gia tăng.
Theo ông Darmin Nasution, tất cả các thành phần kinh tế được dự báo vẫn tăng trưởng khá cao, trong đó dẫn đầu là các lĩnh vực giao thông vận tải và truyền thông, tiếp theo là thương mại, khách sạn-nhà hàng và xây dựng.
Tuy nhiên, thặng dư sẽ giảm trong năm 2012, do xuất khẩu tăng chậm lại khi nhu cầu của các đối tác thương mại chủ chốt như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Mỹ gặp khó khăn, trong khi nhập khẩu lại tăng do nhu cầu trong nước mạnh mẽ và tiêu thụ nhiên liệu gia tăng.
Dự trữ ngoại hối của Indonesia tính đến cuối tháng 3/2012 là 110,5 tỷ USD, đủ cho 6,1 tháng nhập khẩu và trả nợ nước ngoài. Và đồng nội tệ rupiah nói chung vẫn ổn định nhờ những nỗ lực của BI.
Trong một động thái liên quan, ngày 12/4 BI đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,75%, do cho rằng lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, Thống đốc Darmin Nasution cho biết BI sẽ tiếp tục theo dõi nguy cơ gia tăng lạm phát trong thời gian tới khi Chính phủ tăng giá nhiên liệu được trợ cấp và giá điện, và sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa tác động của lạm phát trong ngắn hạn.
BI cho rằng triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn không chắc chắn cho dù kinh tế Mỹ đã bắt đầu có những dấu hiệu cải thiện, do sự phục hồi kinh tế ở châu Âu vẫn còn bị cản trở bởi việc giải quyết cuộc khủng hoảng, trong khi có những dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế đang chậm lại ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại cũng sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của các thị trường mới nổi, trong đó có cả Indonesia.
Ông Darmin Nasution lưu ý việc giá hàng hóa toàn cầu tăng, đặc biệt là dầu mỏ, đã làm gia tăng áp lực lạm phát và có thể khuyến khích việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ tại các thị trường mới nổi; từ đó tác động tiêu cực đến dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào các thị trường này./.
Thống đốc BI Darmin Nasution nói rằng kinh tế Indonesia dự kiến sẽ tăng trưởng 6,4% trong quý 2/2012, thấp hơn chút ít so với mức 6,5% trong quý trước đó, và mức tăng trưởng có thể đạt 6,3-6,7% cho cả năm 2012 và 6,4-6,8% năm 2013, chủ yếu nhờ nhu cầu và tiêu dùng trong nước mạnh mẽ, cũng như đầu tư gia tăng.
Theo ông Darmin Nasution, tất cả các thành phần kinh tế được dự báo vẫn tăng trưởng khá cao, trong đó dẫn đầu là các lĩnh vực giao thông vận tải và truyền thông, tiếp theo là thương mại, khách sạn-nhà hàng và xây dựng.
Tuy nhiên, thặng dư sẽ giảm trong năm 2012, do xuất khẩu tăng chậm lại khi nhu cầu của các đối tác thương mại chủ chốt như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Mỹ gặp khó khăn, trong khi nhập khẩu lại tăng do nhu cầu trong nước mạnh mẽ và tiêu thụ nhiên liệu gia tăng.
Dự trữ ngoại hối của Indonesia tính đến cuối tháng 3/2012 là 110,5 tỷ USD, đủ cho 6,1 tháng nhập khẩu và trả nợ nước ngoài. Và đồng nội tệ rupiah nói chung vẫn ổn định nhờ những nỗ lực của BI.
Trong một động thái liên quan, ngày 12/4 BI đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,75%, do cho rằng lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, Thống đốc Darmin Nasution cho biết BI sẽ tiếp tục theo dõi nguy cơ gia tăng lạm phát trong thời gian tới khi Chính phủ tăng giá nhiên liệu được trợ cấp và giá điện, và sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa tác động của lạm phát trong ngắn hạn.
BI cho rằng triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn không chắc chắn cho dù kinh tế Mỹ đã bắt đầu có những dấu hiệu cải thiện, do sự phục hồi kinh tế ở châu Âu vẫn còn bị cản trở bởi việc giải quyết cuộc khủng hoảng, trong khi có những dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế đang chậm lại ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại cũng sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của các thị trường mới nổi, trong đó có cả Indonesia.
Ông Darmin Nasution lưu ý việc giá hàng hóa toàn cầu tăng, đặc biệt là dầu mỏ, đã làm gia tăng áp lực lạm phát và có thể khuyến khích việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ tại các thị trường mới nổi; từ đó tác động tiêu cực đến dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào các thị trường này./.
Việt Tú (TTXVN)