Ngày 27/2, Indonesia và Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu tiến hành đàm phán về Thỏa thuận hợp tác kinh tế toàn diện (CEPA), nhằm loại bỏ trên 95% biểu thuế nhập khẩu hàng hoá và cải thiện đầu tư song phương.
Phát biểu với giới truyền thông Indonesia, quan chức cấp cao EU phụ trách về ngoại thương, David O'Sullivan cho biết CEPA Indonesia-EU có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của cả hai bên, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bởi thực tế EU là đối tác thương mại và nhà đầu tư lớn của Indonesia, và hai bên có rất nhiều lợi thế bổ sung cho nhau.
Ông Xulivan cho biết kim ngạch thương mại phi dầu khí EU-Indonesia đạt 32 tỷ USD năm 2011, mức cao nhất từ trước đến nay, trong đó thặng dư thương mại 8 tỷ USD nghiêng về phía Indonesia. Cũng trong năm 2011, các doanh nghiệp từ EU với tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ USD đã trở thành nguồn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai và thu hút trên 500.000 lao động ở Indonesia.
Theo ông Xulivan, đàm phán thương mại thường mất vài năm, song CEPA Indonesia-EU có thể sớm được hoàn tất.
Thỏa thuận này bao gồm những cải thiện về tiếp cận thị trường, xây dựng năng lực và tạo điều kiện thuận lợi thương mại và đầu tư lẫn nhau, theo đó sẽ thực hiện cắt giảm dần thuế quan trong thời gian 9 năm, loại bỏ 95% thuế quan và thậm chí có thể cả 5% còn lại; thiết lập một diễn đàn thường trực cho đối thoại kỹ thuật và cấp vốn chung cho các dự án giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với chính phủ. Ngoài ra, CEPA còn bao gồm các giao thức tiêu chuẩn cho hợp tác chung về phát triển cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ quan hệ đối tác tư nhân giữa hai bên.
Ủy viên Ủy ban Thương mại Quốc hội Indonesia, Airlangga Hartarto, cho biết có rất nhiều vấn đề hai bên cần thảo luận, và điều này cũng có nghĩa là CEPA có khả năng cung cấp nhiều cơ hội mang lại lợi ích cho cả đôi bên.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà sử dụng lao động Indonesia Sofjan Wanandi cho rằng CEPA sẽ thúc đẩy EU đầu tư nhiều hơn nữa vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), một lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng bền vững của Indonesia.
Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) Emirsyah Satar cũng khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với EU, bởi cả hai bên còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, khi Indonesia mới là nhà xuất khẩu lớn thứ 23 vào EU, trong khi EU là nhà xuất khẩu lớn thứ 4 vào Indonesia./.
Phát biểu với giới truyền thông Indonesia, quan chức cấp cao EU phụ trách về ngoại thương, David O'Sullivan cho biết CEPA Indonesia-EU có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của cả hai bên, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bởi thực tế EU là đối tác thương mại và nhà đầu tư lớn của Indonesia, và hai bên có rất nhiều lợi thế bổ sung cho nhau.
Ông Xulivan cho biết kim ngạch thương mại phi dầu khí EU-Indonesia đạt 32 tỷ USD năm 2011, mức cao nhất từ trước đến nay, trong đó thặng dư thương mại 8 tỷ USD nghiêng về phía Indonesia. Cũng trong năm 2011, các doanh nghiệp từ EU với tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ USD đã trở thành nguồn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai và thu hút trên 500.000 lao động ở Indonesia.
Theo ông Xulivan, đàm phán thương mại thường mất vài năm, song CEPA Indonesia-EU có thể sớm được hoàn tất.
Thỏa thuận này bao gồm những cải thiện về tiếp cận thị trường, xây dựng năng lực và tạo điều kiện thuận lợi thương mại và đầu tư lẫn nhau, theo đó sẽ thực hiện cắt giảm dần thuế quan trong thời gian 9 năm, loại bỏ 95% thuế quan và thậm chí có thể cả 5% còn lại; thiết lập một diễn đàn thường trực cho đối thoại kỹ thuật và cấp vốn chung cho các dự án giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với chính phủ. Ngoài ra, CEPA còn bao gồm các giao thức tiêu chuẩn cho hợp tác chung về phát triển cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ quan hệ đối tác tư nhân giữa hai bên.
Ủy viên Ủy ban Thương mại Quốc hội Indonesia, Airlangga Hartarto, cho biết có rất nhiều vấn đề hai bên cần thảo luận, và điều này cũng có nghĩa là CEPA có khả năng cung cấp nhiều cơ hội mang lại lợi ích cho cả đôi bên.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà sử dụng lao động Indonesia Sofjan Wanandi cho rằng CEPA sẽ thúc đẩy EU đầu tư nhiều hơn nữa vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), một lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng bền vững của Indonesia.
Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) Emirsyah Satar cũng khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với EU, bởi cả hai bên còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, khi Indonesia mới là nhà xuất khẩu lớn thứ 23 vào EU, trong khi EU là nhà xuất khẩu lớn thứ 4 vào Indonesia./.
Việt Tú (TTXVN)