Doanh nghiệp và nông dân ngành cao su Indonesia đang kêu gọi những nhà sản xuất liên quan ở Đông Nam Á là Thái Lan và Malaysia triển khai nghiêm chỉnh thỏa thuận gần đây về giảm sản lượng xuất khẩu cao su nhằm có thể đẩy giá bán lên trên thị trường thế giới.
Chủ tịch Hội đồng Cao su Indonesia Aziz Pane vừa cho biết, phía Indonesia hy vọng các nhà sản xuất ở hai nước nói trên sẽ không cung ứng cao su trái phép cho các khách hàng. Nếu không biện pháp này sẽ vô ích.
Tại cuộc họp Hội đồng Cao su ba bên quốc tế (ITRC) tổ chức ở Bangkok đầu tháng 8/2012, Indonesia cùng Thái Lan và Malaysia - ba nước cung ứng 70% nhu cầu cao su thiên nhiên toàn thế giới đã đồng ý cắt giảm tổng mức xuất khẩu khoảng 300.000 tấn sản phẩm.
Trong đó, Thái Lan giảm 150.000 tấn, 150.000 tấn còn lại dành cho Indonesia và Malaysia. Ngoài ra, ba nước cũng đã đưa ra kế hoạch chặt bỏ những cây cỗi với tổng số 100.000 hécta.
Theo Bộ trưởng Thương mại Indonesia, đây là các bước nhằm ổn định nguồn cung và nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới đối với cao su thiên nhiên do ba nước này được sản xuất. Do đó, nông dân sẽ nhận được khoản thu cân bằng hơn giữa chi phí sản xuất và giá bán.
Trước đó, các nhà xuất khẩu cao su địa phương kêu gọi chính phủ tiến hành các biện pháp có thể làm tăng giá cao su, như thiết lập một mức giá tối thiểu, quản lý nguồn cung và khối lượng xuất khẩu đã đồng ý, ngoài việc giảm tần suất khai thác mủ của nông dân địa phương.
Ông Aziz nhận định, một khi việc cắt giảm cung ứng có tác dụng, giá cao su dự kiến sẽ tăng trong tháng Chín hoặc tháng 10, ở mức khoảng 3,5 USD/kg, và tiếp tục lên đến khoảng 4 USD/kg trong quý 1/2013.
Hiện nông dân Indonesia - nước sản xuất cao su lớn thứ hai thế giới, đã giảm sản lượng khai thác mủ. Hiệp hội cao su Indonesia (Gapkindo) ước tính, tổng sản lượng cao su trên toàn quốc năm 2012 sẽ giảm 9,7%, xuống còn 2,8 triệu tấn.
Trong nửa đầu năm nay, Indonesia xuất khẩu 1,2 triệu tấn cao su, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2011, do nhu cầu từ châu Âu giảm. Cùng với việc giảm khai thác, thì sản lượng xuất khẩu cả năm 2012 sẽ vào khoảng 2,4 triệu tấn, giảm 6,25% so với mức 2,55 triệu tấn năm 2011.
Theo hãng tin Bloomberg, giá cao su đã giảm 40% trong năm 2011 - xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009 trong bối cảnh Trung Quốc - thị trường ôtô lớn nhất thế giới và chiếm tới 33% nhu cầu cao su toàn cầu - chứng kiến những sa sút kinh tế, trong khi châu Âu phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính.
Giá cao su giao tháng 1/2013 giao dịch tại thị trường hàng hóa Tokyo ngày 27/8 ban đầu đã giảm xuống 217 yen (2,73 USD)/kg, trước khi đứng ở mức 219,40 yen/kg./.
Chủ tịch Hội đồng Cao su Indonesia Aziz Pane vừa cho biết, phía Indonesia hy vọng các nhà sản xuất ở hai nước nói trên sẽ không cung ứng cao su trái phép cho các khách hàng. Nếu không biện pháp này sẽ vô ích.
Tại cuộc họp Hội đồng Cao su ba bên quốc tế (ITRC) tổ chức ở Bangkok đầu tháng 8/2012, Indonesia cùng Thái Lan và Malaysia - ba nước cung ứng 70% nhu cầu cao su thiên nhiên toàn thế giới đã đồng ý cắt giảm tổng mức xuất khẩu khoảng 300.000 tấn sản phẩm.
Trong đó, Thái Lan giảm 150.000 tấn, 150.000 tấn còn lại dành cho Indonesia và Malaysia. Ngoài ra, ba nước cũng đã đưa ra kế hoạch chặt bỏ những cây cỗi với tổng số 100.000 hécta.
Theo Bộ trưởng Thương mại Indonesia, đây là các bước nhằm ổn định nguồn cung và nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới đối với cao su thiên nhiên do ba nước này được sản xuất. Do đó, nông dân sẽ nhận được khoản thu cân bằng hơn giữa chi phí sản xuất và giá bán.
Trước đó, các nhà xuất khẩu cao su địa phương kêu gọi chính phủ tiến hành các biện pháp có thể làm tăng giá cao su, như thiết lập một mức giá tối thiểu, quản lý nguồn cung và khối lượng xuất khẩu đã đồng ý, ngoài việc giảm tần suất khai thác mủ của nông dân địa phương.
Ông Aziz nhận định, một khi việc cắt giảm cung ứng có tác dụng, giá cao su dự kiến sẽ tăng trong tháng Chín hoặc tháng 10, ở mức khoảng 3,5 USD/kg, và tiếp tục lên đến khoảng 4 USD/kg trong quý 1/2013.
Hiện nông dân Indonesia - nước sản xuất cao su lớn thứ hai thế giới, đã giảm sản lượng khai thác mủ. Hiệp hội cao su Indonesia (Gapkindo) ước tính, tổng sản lượng cao su trên toàn quốc năm 2012 sẽ giảm 9,7%, xuống còn 2,8 triệu tấn.
Trong nửa đầu năm nay, Indonesia xuất khẩu 1,2 triệu tấn cao su, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2011, do nhu cầu từ châu Âu giảm. Cùng với việc giảm khai thác, thì sản lượng xuất khẩu cả năm 2012 sẽ vào khoảng 2,4 triệu tấn, giảm 6,25% so với mức 2,55 triệu tấn năm 2011.
Theo hãng tin Bloomberg, giá cao su đã giảm 40% trong năm 2011 - xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009 trong bối cảnh Trung Quốc - thị trường ôtô lớn nhất thế giới và chiếm tới 33% nhu cầu cao su toàn cầu - chứng kiến những sa sút kinh tế, trong khi châu Âu phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính.
Giá cao su giao tháng 1/2013 giao dịch tại thị trường hàng hóa Tokyo ngày 27/8 ban đầu đã giảm xuống 217 yen (2,73 USD)/kg, trước khi đứng ở mức 219,40 yen/kg./.
Anh Ngọc (TTXVN)