Indonesia và Mỹ ngày 6/2 đã nhất trí hợp tác phát triển "khí đốt phi truyền thống" ở Indonesia, theo đó, quốc gia châu Á này sẽ học công nghệ phát triển nhiên liệu phi hóa thạch từ đối tác Mỹ.
Bà Evita Legowo, Tổng giám đốc phụ trách bộ phận Dầu mỏ và Khí đốt thuộc Bộ Năng lượng và Tài nguyên Indonesia cho biết, tại Hội nghị bàn tròn về đầu tư năng lượng Mỹ-Indonesia, hai bên đã nhất trí hợp tác phát triển nhiên liệu phi hóa thạch ở Indonesia do nước này có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Tại cuộc họp báo, bà Legowo nói rằng, hai bên thảo luận về đầu tư, cách thức đáp ứng nhu cầu khi nhu cầu tiếp tục tăng cao không chỉ cho ngành công nghiệp mà còn cho vận tải khi Indonesia đang chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang khí đốt.
Bà cho biết, tại Hội nghị, hai bên cũng trao đổi thông tin về giá cả, môi trường, khí đốt đá phiến, cũng như cách thức hoạt động và quy định liên quan.
Trong khi đó, David Sandalow, Trợ lý bộ trưởng phụ trách chính sách và các vấn đề quốc tế thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, Washington cam kết khuyến khích hợp tác về lĩnh vực "khí đốt phi truyền thống."
Theo ông Sandalow, để bảo vệ an ninh năng lượng và thúc đẩy thịnh vượng, cả hai nước cần xem xét cả cung và cầu năng lượng.
Ông Sandalow cho rằng, Indonesia có thể tăng cường an ninh năng lượng với chi phí cực thấp bằng cách thúc đẩy hiệu quả năng lượng hoặc thông qua các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu, các nhà máy điện, các nhà máy tiết kiệm năng lượng, xây dựng hiệu quả năng lượng hoặc đồ tiêu dùng tiết kiệm năng lượng. Việc thúc đẩy hiệu quả năng lượng luôn là lựa chọn ít tốn kém nhất để đáp ứng các nhu cầu năng lượng gia tăng.
Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên Indonesia Widjajono Partowidagdo cho rằng, với công nghệ Mỹ, Indonesia có thể phát triển ngành "năng lượng tiềm ẩn" của mình./.
Bà Evita Legowo, Tổng giám đốc phụ trách bộ phận Dầu mỏ và Khí đốt thuộc Bộ Năng lượng và Tài nguyên Indonesia cho biết, tại Hội nghị bàn tròn về đầu tư năng lượng Mỹ-Indonesia, hai bên đã nhất trí hợp tác phát triển nhiên liệu phi hóa thạch ở Indonesia do nước này có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Tại cuộc họp báo, bà Legowo nói rằng, hai bên thảo luận về đầu tư, cách thức đáp ứng nhu cầu khi nhu cầu tiếp tục tăng cao không chỉ cho ngành công nghiệp mà còn cho vận tải khi Indonesia đang chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang khí đốt.
Bà cho biết, tại Hội nghị, hai bên cũng trao đổi thông tin về giá cả, môi trường, khí đốt đá phiến, cũng như cách thức hoạt động và quy định liên quan.
Trong khi đó, David Sandalow, Trợ lý bộ trưởng phụ trách chính sách và các vấn đề quốc tế thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, Washington cam kết khuyến khích hợp tác về lĩnh vực "khí đốt phi truyền thống."
Theo ông Sandalow, để bảo vệ an ninh năng lượng và thúc đẩy thịnh vượng, cả hai nước cần xem xét cả cung và cầu năng lượng.
Ông Sandalow cho rằng, Indonesia có thể tăng cường an ninh năng lượng với chi phí cực thấp bằng cách thúc đẩy hiệu quả năng lượng hoặc thông qua các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu, các nhà máy điện, các nhà máy tiết kiệm năng lượng, xây dựng hiệu quả năng lượng hoặc đồ tiêu dùng tiết kiệm năng lượng. Việc thúc đẩy hiệu quả năng lượng luôn là lựa chọn ít tốn kém nhất để đáp ứng các nhu cầu năng lượng gia tăng.
Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên Indonesia Widjajono Partowidagdo cho rằng, với công nghệ Mỹ, Indonesia có thể phát triển ngành "năng lượng tiềm ẩn" của mình./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)