Tại cuộc họp bàn về ngân sách đầu tuần này, Chính phủ và Hạ viện Indonesia (DPR) nhất trí nâng mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2010 từ 6,3% lên 6,4%.
DPR đồng thời cũng đưa ra một số điều chỉnh về chính sách tài chính-tiền tệ như nâng giá trị đồng rupiah (Rp) so với đồng USD từ mức 9.300 lên 9.200 Rp/USD, tăng tỷ lệ nguồn thu thuế trên GDP từ 12% lên 12,05%.
Tuy nhiên, chỉ tiêu lạm phát và lãi suất cơ bản vẫn được giữ nguyên ở các mức tương ứng 5,3% và 6,5%.
Giới hoạch định chính sách và nhiều chuyên gia kinh tế Indonesia cho rằng với những dấu hiệu ngày càng tích cực về đà hồi phục kinh tế thế giới và trong nước, Indonesia hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng về mục tiêu đạt mức tăng trưởng GDP cao hơn trong năm 2011.
Bộ trưởng Điều phối Kinh tế nước này, Hatta Rajasa, ngày 23/9 cho biết, Indonesia có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn dự kiến vào năm tới, dựa trên sự gia tăng mạnh mẽ của xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng nội địa.
Theo số liệu của Cơ quan Điều phối Đầu tư Indonesia (BKPM), đến nay, nước này đã đạt 58,1% chỉ tiêu đầu tư cho cả năm 2010, với mức 92.900 tỷ Rp (10,3 tỷ USD) trong tổng số dự kiến 160 100 tỷ Rp (17,7 tỷ USD), tiến tới vượt mức 180.000 tỷ Rp.
Theo các nguồn tin từ Bộ Tài chính Indonesia, chính phủ nước này cũng đang hướng tới mục tiêu thu về 839.500 tỷ Rp (92,27 tỷ USD) tiền thuế nhà nước năm 2011, tăng 12,9% so với mục tiêu sửa đổi cho năm 2010.
Để đạt mục tiêu trên, Indonesia sẽ cải thiện hệ thống thuế nhà nước, điều chỉnh chính sách thuế và tận dụng các nguồn thu, trong đó việc trao quyền cho chính quyền địa phương thu thuế chuyển đổi quyền sử dụng đất, thuế xây dựng, bắt đầu từ năm 2010. Ngoài ra, chính phủ cũng có kế hoạch điều chỉnh thuế thuốc lá, các sản phẩm dẫn xuất và ngăn chặn triệt để nạn sử tem thuế giả trên thị trường.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc tăng thêm 0,05% tổng mức thuế trong năm 2011 so với năm 2010 thực sự là điều khó khăn đối với chính quyền trung ương, trong bối cảnh nhiều nguồn thu tiềm năng đã được chuyển cho chính quyền địa phương.
Trong Thông điệp quốc gia đọc tại phiên họp chung của Hạ viện (DPR) và Hội đồng Đại diện khu vực (DPD) ngày 16/8, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono nêu mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Indonesia là 6% năm 2010, 6,3% năm 2011 và khoảng 7-7,7% năm 2014./.
DPR đồng thời cũng đưa ra một số điều chỉnh về chính sách tài chính-tiền tệ như nâng giá trị đồng rupiah (Rp) so với đồng USD từ mức 9.300 lên 9.200 Rp/USD, tăng tỷ lệ nguồn thu thuế trên GDP từ 12% lên 12,05%.
Tuy nhiên, chỉ tiêu lạm phát và lãi suất cơ bản vẫn được giữ nguyên ở các mức tương ứng 5,3% và 6,5%.
Giới hoạch định chính sách và nhiều chuyên gia kinh tế Indonesia cho rằng với những dấu hiệu ngày càng tích cực về đà hồi phục kinh tế thế giới và trong nước, Indonesia hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng về mục tiêu đạt mức tăng trưởng GDP cao hơn trong năm 2011.
Bộ trưởng Điều phối Kinh tế nước này, Hatta Rajasa, ngày 23/9 cho biết, Indonesia có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn dự kiến vào năm tới, dựa trên sự gia tăng mạnh mẽ của xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng nội địa.
Theo số liệu của Cơ quan Điều phối Đầu tư Indonesia (BKPM), đến nay, nước này đã đạt 58,1% chỉ tiêu đầu tư cho cả năm 2010, với mức 92.900 tỷ Rp (10,3 tỷ USD) trong tổng số dự kiến 160 100 tỷ Rp (17,7 tỷ USD), tiến tới vượt mức 180.000 tỷ Rp.
Theo các nguồn tin từ Bộ Tài chính Indonesia, chính phủ nước này cũng đang hướng tới mục tiêu thu về 839.500 tỷ Rp (92,27 tỷ USD) tiền thuế nhà nước năm 2011, tăng 12,9% so với mục tiêu sửa đổi cho năm 2010.
Để đạt mục tiêu trên, Indonesia sẽ cải thiện hệ thống thuế nhà nước, điều chỉnh chính sách thuế và tận dụng các nguồn thu, trong đó việc trao quyền cho chính quyền địa phương thu thuế chuyển đổi quyền sử dụng đất, thuế xây dựng, bắt đầu từ năm 2010. Ngoài ra, chính phủ cũng có kế hoạch điều chỉnh thuế thuốc lá, các sản phẩm dẫn xuất và ngăn chặn triệt để nạn sử tem thuế giả trên thị trường.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc tăng thêm 0,05% tổng mức thuế trong năm 2011 so với năm 2010 thực sự là điều khó khăn đối với chính quyền trung ương, trong bối cảnh nhiều nguồn thu tiềm năng đã được chuyển cho chính quyền địa phương.
Trong Thông điệp quốc gia đọc tại phiên họp chung của Hạ viện (DPR) và Hội đồng Đại diện khu vực (DPD) ngày 16/8, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono nêu mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Indonesia là 6% năm 2010, 6,3% năm 2011 và khoảng 7-7,7% năm 2014./.
Nguyễn Anh Ngọc (TTXVN/Vietnam+)