Trong một tuyên bố mới đây, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono cho rằng đã đến lúc cần xóa bỏ quan điểm rằng Indonesia là “nơi trú ẩn” cho các nhà đầu tư muốn khai thác nguồn lao động dồi đào giá rẻ.
Tổng thống Yudhoyono nhấn mạnh: “Thời đại nhân công giá rẻ và bất công đã kết thúc. Đấu tranh và thực hiện điều này là nghĩa vụ đạo đức của mỗi người có trách nhiệm.”
Quan điểm trên được Tổng thống Yudhoyono đưa ra trong bối cảnh làn sóng biểu tình, đình công liên tiếp diễn ra trong vòng hai tháng qua trên khắp đất nước Indonesia.
Các nghiệp đoàn lao động đòi giới chủ tăng 30% lương tối thiểu và các công ty phải hạn chế tối đa sử dụng lao động theo thời vụ không được hưởng các chế độ bảo hiểm và gây ảnh hưởng đến những người lao động có hợp đồng. Tổng thống Yudhoyono nói rằng các cuộc biểu tình và đình công sẽ chỉ chấm dứt khi các doanh nghiệp cam kết và thực hiện cải thiện phúc lợi cho người lao động.
Trước áp lực của người lao động, chính quyền nhiều tỉnh, thành đã đồng ý tăng lương tối thiểu từ đầu năm tới. Chính quyền Jakarta đã quyết định tăng 44% mức lương tối thiểu, cao hơn so với mức yêu cẩu tăng 25% của các nghiệp đoàn lao động.
Tuy nhiên, giới chủ việc cũng đã phản ứng mạnh mẽ với quyết định nâng lương tối thiểu, cho rằng nó sẽ gây khó khăn về mặt tài chính cho các doanh nghiệp, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi Indonesia, chuyển việc làm đến những nước có thị trường lao động hấp dẫn hơn.
Trong một động thái liên quan, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Hatta Rajasa nói rằng cần phải có một mối quan hệ cân bằng giữa các doanh nghiệp và người lao động. Các công ty không thể thực hiện quy định mới về lương tối thiểu cần phải báo cáo ngay với chính phủ để xem xét và hỗ trợ./.
Tổng thống Yudhoyono nhấn mạnh: “Thời đại nhân công giá rẻ và bất công đã kết thúc. Đấu tranh và thực hiện điều này là nghĩa vụ đạo đức của mỗi người có trách nhiệm.”
Quan điểm trên được Tổng thống Yudhoyono đưa ra trong bối cảnh làn sóng biểu tình, đình công liên tiếp diễn ra trong vòng hai tháng qua trên khắp đất nước Indonesia.
Các nghiệp đoàn lao động đòi giới chủ tăng 30% lương tối thiểu và các công ty phải hạn chế tối đa sử dụng lao động theo thời vụ không được hưởng các chế độ bảo hiểm và gây ảnh hưởng đến những người lao động có hợp đồng. Tổng thống Yudhoyono nói rằng các cuộc biểu tình và đình công sẽ chỉ chấm dứt khi các doanh nghiệp cam kết và thực hiện cải thiện phúc lợi cho người lao động.
Trước áp lực của người lao động, chính quyền nhiều tỉnh, thành đã đồng ý tăng lương tối thiểu từ đầu năm tới. Chính quyền Jakarta đã quyết định tăng 44% mức lương tối thiểu, cao hơn so với mức yêu cẩu tăng 25% của các nghiệp đoàn lao động.
Tuy nhiên, giới chủ việc cũng đã phản ứng mạnh mẽ với quyết định nâng lương tối thiểu, cho rằng nó sẽ gây khó khăn về mặt tài chính cho các doanh nghiệp, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi Indonesia, chuyển việc làm đến những nước có thị trường lao động hấp dẫn hơn.
Trong một động thái liên quan, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Hatta Rajasa nói rằng cần phải có một mối quan hệ cân bằng giữa các doanh nghiệp và người lao động. Các công ty không thể thực hiện quy định mới về lương tối thiểu cần phải báo cáo ngay với chính phủ để xem xét và hỗ trợ./.
Việt Tú (TTXVN)