Chuyên gia Arga Samudro, thuộc Công ty chứng khoán Bahana Securities của Indonesia, cho rằng mặc dù giá dầu thế giới hiện đã giảm xuống còn khoảng 91 USD/thùng song nước này khả năng sẽ vẫn tiếp tục thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại năm thứ hai liên tiếp trong năm 2013.
[Indonesia lần đầu thâm hụt thương mại trong năm 2012]
Theo ông Arga Samudro, cán cân tài khoản vãng lai của Indonesia tiếp tục chịu tác động của việc nhập khẩu dầu mỏ tăng, với thiếu hụt dầu mỏ trong năm 2012 đã mở rộng do sản lượng khai thác giảm và không đạt mục tiêu của chính phủ bởi thiếu đầu tư vào tìm kiếm và khai thác các mỏ mới, trong khi tiêu thụ năng lượng trong nước gia tăng gây áp lực gia tăng đối với cán cân thương mại.
Thống kê công bố chính thức cho thấy, trong năm 2012 Chính phủ Indonesia đã dành ngân sách 306.500 tỷ rupiah (31,8 tỷ USD) cho trợ giá năng lượng, tăng 24,3% so với năm 2011. Trong khi tiêu thụ nhiên liệu được trợ giá trong năm 2013 dự kiến sẽ tăng 6,7% so với năm ngoái lên 48 triệu kilôlít.
Nếu xét đến khả năng trong năm nay đồng nội tệ mất giá so với đồng USD xuống còn 9.700 rupiah/USD, giá dầu thô Indonesia ở mức 114 USD/thùng và sản lượng dầu chỉ đạt 850.000 thùng/ngày, thì khoản trợ giá năng lượng 274.700 tỷ rupiah (28,3 tỷ USD) theo kế hoạch ngân sách năm 2013 sẽ cần phải bổ sung thêm 70.000 tỷ rupiah, đưa tổng mức trợ giá năng lượng lên 344.700 tỷ rupiah, cao hơn nhiều so với năm 2012.
Tuy nhiên, mặc dù trợ giá năng lượng cao hơn khiến thâm hụt ngân sách năm 2013 của Indonesia được dự đoán sẽ ở mức 2,1% GDP (190.300 tỷ rupiah hay 19,6 tỷ USD), cao hơn so với mức mục tiêu 1,7% của chính phủ, song vẫn trong tầm kiểm soát dưới ngưỡng 3%GDP.
Trên cơ sở thực tế hồi tháng 5/2008 khi diễn ra khủng hoảng kinh tế thế giới, Chính phủ Indonesia đã phải tăng 33% giá xăng dầu được trợ cấp lên 6000 rupiah/lít, khiến lạm phát tăng vọt đến 12%, buộc Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) phải nâng lãi suất lên 9,5%.
Ông Arga Samudro đã đưa ra một số kịch bản như sau đối với kế hoạch tăng giá xăng dầu được trợ giá của chính phủ nước này như sau: nếu tăng thêm 500 rupiah/lit thì lạm phát và tăng trưởng GDP bị ảnh hưởng không đáng kể, song nếu mức tăng là 1.500 rupiaha/lít thì lạm phát sẽ tăng lên gần 9%, đòi hỏi BI phải tăng lãi suất lên 7,25%, khiến nhịp độ tăng trưởng GDP giảm còn 5,96%, và nếu tăng 100%, từ mức giá hiện hành 4.500 rupiah/lít lên 9.000 rupiah/lít, lạm phát sẽ lên tới gần 14%, buộc BI phải nâng lãi suất lên 9% và tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này sẽ giảm xuống chỉ còn 5,5%, so với mức mục tiêu 6,8% của chính phủ đề ra cho năm 2013./.
[Indonesia lần đầu thâm hụt thương mại trong năm 2012]
Theo ông Arga Samudro, cán cân tài khoản vãng lai của Indonesia tiếp tục chịu tác động của việc nhập khẩu dầu mỏ tăng, với thiếu hụt dầu mỏ trong năm 2012 đã mở rộng do sản lượng khai thác giảm và không đạt mục tiêu của chính phủ bởi thiếu đầu tư vào tìm kiếm và khai thác các mỏ mới, trong khi tiêu thụ năng lượng trong nước gia tăng gây áp lực gia tăng đối với cán cân thương mại.
Thống kê công bố chính thức cho thấy, trong năm 2012 Chính phủ Indonesia đã dành ngân sách 306.500 tỷ rupiah (31,8 tỷ USD) cho trợ giá năng lượng, tăng 24,3% so với năm 2011. Trong khi tiêu thụ nhiên liệu được trợ giá trong năm 2013 dự kiến sẽ tăng 6,7% so với năm ngoái lên 48 triệu kilôlít.
Nếu xét đến khả năng trong năm nay đồng nội tệ mất giá so với đồng USD xuống còn 9.700 rupiah/USD, giá dầu thô Indonesia ở mức 114 USD/thùng và sản lượng dầu chỉ đạt 850.000 thùng/ngày, thì khoản trợ giá năng lượng 274.700 tỷ rupiah (28,3 tỷ USD) theo kế hoạch ngân sách năm 2013 sẽ cần phải bổ sung thêm 70.000 tỷ rupiah, đưa tổng mức trợ giá năng lượng lên 344.700 tỷ rupiah, cao hơn nhiều so với năm 2012.
Tuy nhiên, mặc dù trợ giá năng lượng cao hơn khiến thâm hụt ngân sách năm 2013 của Indonesia được dự đoán sẽ ở mức 2,1% GDP (190.300 tỷ rupiah hay 19,6 tỷ USD), cao hơn so với mức mục tiêu 1,7% của chính phủ, song vẫn trong tầm kiểm soát dưới ngưỡng 3%GDP.
Trên cơ sở thực tế hồi tháng 5/2008 khi diễn ra khủng hoảng kinh tế thế giới, Chính phủ Indonesia đã phải tăng 33% giá xăng dầu được trợ cấp lên 6000 rupiah/lít, khiến lạm phát tăng vọt đến 12%, buộc Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) phải nâng lãi suất lên 9,5%.
Ông Arga Samudro đã đưa ra một số kịch bản như sau đối với kế hoạch tăng giá xăng dầu được trợ giá của chính phủ nước này như sau: nếu tăng thêm 500 rupiah/lit thì lạm phát và tăng trưởng GDP bị ảnh hưởng không đáng kể, song nếu mức tăng là 1.500 rupiaha/lít thì lạm phát sẽ tăng lên gần 9%, đòi hỏi BI phải tăng lãi suất lên 7,25%, khiến nhịp độ tăng trưởng GDP giảm còn 5,96%, và nếu tăng 100%, từ mức giá hiện hành 4.500 rupiah/lít lên 9.000 rupiah/lít, lạm phát sẽ lên tới gần 14%, buộc BI phải nâng lãi suất lên 9% và tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này sẽ giảm xuống chỉ còn 5,5%, so với mức mục tiêu 6,8% của chính phủ đề ra cho năm 2013./.
Việt Tú (TTXVN)