Chính phủ Indonesia sẽ tăng cường hạn chế nhập khẩu những loại cá có tại các vùng biển Indonesia nhằm bảo vệ quyền lợi của ngư dân trong nước.
Theo các nguồn tin địa phương, Bộ trưởng Bộ biển và nghề cá Indonesia Fadel Muhammad phát biểu như vậy nhân dịp phát động chiến dịch tiêu thụ cá, tổ chức ở Jakarta ngày 14/4.
Theo đó, bộ này sẽ ban hành một quy định mới hoặc sửa đổi ngay quy định hiện hành để triển khai chủ trương kiềm chế nhập khẩu cá từ một số quốc gia láng giềng, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan.
Bộ trưởng Fedel nói rằng Indonesia muốn giảm thiểu nhập khẩu những loại cá mà nước này cũng có, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp chế biến cá sử dụng nguyên liệu do ngư dân trong nước khai thác được từ những ngư trường của Indonesia.
Tuy nhiên, quy định năm 2010 của Bộ Biển và nghề cá không có hiệu lực về hạn chế nhập khẩu cá, và thực tế từ đầu năm 2010 đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục nhập khẩu những loại cá vốn có tại Indonesia.
Do đó, trong quá trình chờ đợi ban hành chính sách mới, Bộ Biển và nghề cá sẽ thông qua các bộ phận chức năng như cơ quan giám sát kiểm dịch, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thắt chặt hoạt động nhập khẩu cá trên toàn quốc.
Dù biết trước có thể xảy ra hiện tượng thiếu hụt nguồn cung về ngắn hạn, song bộ này xác định sẽ dần vượt qua khó khăn bằng cách khuyến khích ngư dân tại những vựa cá lớn như Makasar và Surabaya bán cá cho cơ sở chế biến địa phương.
Đề cập đến một số chủng loại cá thuộc danh sách hạn chế, ông Fadel cho hay, Indonesia nhập khẩu cá từ Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan, trong đó có cá da trơn và cá thu là những loại mà Indonesia cũng có sẵn.
Tuy vậy, một số loại cá cụ thể đặc biệt không khai thác được tại Indonesia, như cá hồi và cá vẩu, vẫn tiếp tục được nhập khẩu phục vụ tiêu dùng tại nhà hàng và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Cũng với những lý do nêu trên, ngoài việc hạn chế nhập khẩu, Indonesia còn thực hiện chủ trương hạn chế và bãi bỏ giấy phép đánh bắt cá đối với nhiều tàu đánh cá nước ngoài, như Việt Nam và Thái Lan.
Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới với 70% diện tích là biển. Tổng sản lượng cá mà nước này khai thác được trong năm 2010 là 10,83 triệu tấn, tăng 10,29% so với mức 9,82 triệu tấn của năm 2009. Năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu cá của nước này lần lượt là 2,9 tỷ USD và 300.000 USD.
Năm nay, Indonesia đặt mục tiêu tăng sản lượng khai thác cá lên 12,26 triệu tấn, trong đó nghề nuôi trồng thủy sản đóng góp 6,85 triệu tấn.
Dù là quốc gia biển đảo lớn, song mức tiêu thụ cá trung bình ở Indonesia chỉ là 30,47 kg/một người/một năm, thấp hơn Malaysia (55,4kg) và Singapore (37kg)./.
Theo các nguồn tin địa phương, Bộ trưởng Bộ biển và nghề cá Indonesia Fadel Muhammad phát biểu như vậy nhân dịp phát động chiến dịch tiêu thụ cá, tổ chức ở Jakarta ngày 14/4.
Theo đó, bộ này sẽ ban hành một quy định mới hoặc sửa đổi ngay quy định hiện hành để triển khai chủ trương kiềm chế nhập khẩu cá từ một số quốc gia láng giềng, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan.
Bộ trưởng Fedel nói rằng Indonesia muốn giảm thiểu nhập khẩu những loại cá mà nước này cũng có, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp chế biến cá sử dụng nguyên liệu do ngư dân trong nước khai thác được từ những ngư trường của Indonesia.
Tuy nhiên, quy định năm 2010 của Bộ Biển và nghề cá không có hiệu lực về hạn chế nhập khẩu cá, và thực tế từ đầu năm 2010 đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục nhập khẩu những loại cá vốn có tại Indonesia.
Do đó, trong quá trình chờ đợi ban hành chính sách mới, Bộ Biển và nghề cá sẽ thông qua các bộ phận chức năng như cơ quan giám sát kiểm dịch, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thắt chặt hoạt động nhập khẩu cá trên toàn quốc.
Dù biết trước có thể xảy ra hiện tượng thiếu hụt nguồn cung về ngắn hạn, song bộ này xác định sẽ dần vượt qua khó khăn bằng cách khuyến khích ngư dân tại những vựa cá lớn như Makasar và Surabaya bán cá cho cơ sở chế biến địa phương.
Đề cập đến một số chủng loại cá thuộc danh sách hạn chế, ông Fadel cho hay, Indonesia nhập khẩu cá từ Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan, trong đó có cá da trơn và cá thu là những loại mà Indonesia cũng có sẵn.
Tuy vậy, một số loại cá cụ thể đặc biệt không khai thác được tại Indonesia, như cá hồi và cá vẩu, vẫn tiếp tục được nhập khẩu phục vụ tiêu dùng tại nhà hàng và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Cũng với những lý do nêu trên, ngoài việc hạn chế nhập khẩu, Indonesia còn thực hiện chủ trương hạn chế và bãi bỏ giấy phép đánh bắt cá đối với nhiều tàu đánh cá nước ngoài, như Việt Nam và Thái Lan.
Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới với 70% diện tích là biển. Tổng sản lượng cá mà nước này khai thác được trong năm 2010 là 10,83 triệu tấn, tăng 10,29% so với mức 9,82 triệu tấn của năm 2009. Năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu cá của nước này lần lượt là 2,9 tỷ USD và 300.000 USD.
Năm nay, Indonesia đặt mục tiêu tăng sản lượng khai thác cá lên 12,26 triệu tấn, trong đó nghề nuôi trồng thủy sản đóng góp 6,85 triệu tấn.
Dù là quốc gia biển đảo lớn, song mức tiêu thụ cá trung bình ở Indonesia chỉ là 30,47 kg/một người/một năm, thấp hơn Malaysia (55,4kg) và Singapore (37kg)./.
(TTXVN/Vietnam+)