Một liên doanh giữa tập đoàn Harita Group của Indonesia và tập đoàn Hongqiao Group của Trung Quốc vừa khởi công dự án xây dựng nhà máy luyện nhôm với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD tại Ketapang, tỉnh Tây Kalimantan (Indonesia).
Phát biểu lại lễ động thổ hôm 17/7, Thứ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, Susilo Siswoutomo đã nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dự án, khi đây sẽ là nhà máy luyện nhôm đầu tiên tại Indonesia, đồng thời cho biết khi đi vào hoạt động đầy đủ cơ sở này sẽ cung cấp cho thị trường mỗi năm 2 triệu tấn nhôm và oxide nhôm.
Giám đốc điều hành Harita Group, Lim Gunawan Haryanto nói rằng nguyên liệu bauxite đầu vào cho liên doanh sẽ do các mỏ của tập đoàn cung cấp.
Hiện Harita Group đang sở hữu 26 giấy phép khai thác khoáng sản trên một diện tích 350.000 ha ở Tây Kalimantan, có trữ lượng bauxite đã được chứng minh khoảng 700 triệu tấn.
Ngoài ra tập đoàn cũng đang khai thác các mỏ than và nickel, có các đồn điền trồng cây cọ dầu, hoạt động trong cả lĩnh vực vận tải biển, và liên doanh với nhà sản xuất dầu cọ Bumitama Agri của Singapore.
Trong khi đó nhà quản lý cấp cao của Hongqiao Group, Liu Feng Hải cho biết tập đoàn sẽ nắm 70% cổ phần và 30% còn lại thuộc về Harita.
Nhà máy luyên nhôm sẽ được xây dựng trong hai giai đoạn, giai đoạn một sẽ hoàn thành trong năm 2015 với công suất 1 triệu tấn/năm và lượng vốn đầu tư 500 triệu USD.
Giai đoạn hai, dự kiến hoàn thành vào năm 2017, sẽ nâng công suất của nhà máy lên gấp đôi với khoản vốn đầu tư tương đương như giai đoạn một.
Sản phẩm của nhà máy luyện nhôm mới này sẽ được bán trên thị trường trong nước, trong đó dành ưu tiên cung cấp trước hết cho công ty Indonesia Asahan Aluminium –một liên doanh giữa Indonesia và Nhật Bản.
Harita Group là một trong những công ty khai khoáng Indonesia đang gấp rút chuẩn bị để thích ứng với quyết định của chính phủ nước này, sẽ cấm xuất khẩu nguyên liệu thô từ năm tới nhằm gia tăng giá trị tài nguyên thiên nhiên của đất nước và hỗ trợ các ngành công nghiệp trong nước phát triển.
Tổng vụ trưởng Than và Khoáng sản, Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, Thamrin Sihitecho biết thêm rằng một liên doanh giữa tập đoàn Bintang Delapan Group của nước này và đối tác Tsingshan Holding Group của Trung Quốc sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD xây dựng một nhà máy luyện thép-nickel ở Morowali, tỉnh Trung Sulawesi (Indonesia), và sẽ có công suất 300.000 tấn/năm sau giai đoạn đầu./.
Phát biểu lại lễ động thổ hôm 17/7, Thứ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, Susilo Siswoutomo đã nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dự án, khi đây sẽ là nhà máy luyện nhôm đầu tiên tại Indonesia, đồng thời cho biết khi đi vào hoạt động đầy đủ cơ sở này sẽ cung cấp cho thị trường mỗi năm 2 triệu tấn nhôm và oxide nhôm.
Giám đốc điều hành Harita Group, Lim Gunawan Haryanto nói rằng nguyên liệu bauxite đầu vào cho liên doanh sẽ do các mỏ của tập đoàn cung cấp.
Hiện Harita Group đang sở hữu 26 giấy phép khai thác khoáng sản trên một diện tích 350.000 ha ở Tây Kalimantan, có trữ lượng bauxite đã được chứng minh khoảng 700 triệu tấn.
Ngoài ra tập đoàn cũng đang khai thác các mỏ than và nickel, có các đồn điền trồng cây cọ dầu, hoạt động trong cả lĩnh vực vận tải biển, và liên doanh với nhà sản xuất dầu cọ Bumitama Agri của Singapore.
Trong khi đó nhà quản lý cấp cao của Hongqiao Group, Liu Feng Hải cho biết tập đoàn sẽ nắm 70% cổ phần và 30% còn lại thuộc về Harita.
Nhà máy luyên nhôm sẽ được xây dựng trong hai giai đoạn, giai đoạn một sẽ hoàn thành trong năm 2015 với công suất 1 triệu tấn/năm và lượng vốn đầu tư 500 triệu USD.
Giai đoạn hai, dự kiến hoàn thành vào năm 2017, sẽ nâng công suất của nhà máy lên gấp đôi với khoản vốn đầu tư tương đương như giai đoạn một.
Sản phẩm của nhà máy luyện nhôm mới này sẽ được bán trên thị trường trong nước, trong đó dành ưu tiên cung cấp trước hết cho công ty Indonesia Asahan Aluminium –một liên doanh giữa Indonesia và Nhật Bản.
Harita Group là một trong những công ty khai khoáng Indonesia đang gấp rút chuẩn bị để thích ứng với quyết định của chính phủ nước này, sẽ cấm xuất khẩu nguyên liệu thô từ năm tới nhằm gia tăng giá trị tài nguyên thiên nhiên của đất nước và hỗ trợ các ngành công nghiệp trong nước phát triển.
Tổng vụ trưởng Than và Khoáng sản, Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, Thamrin Sihitecho biết thêm rằng một liên doanh giữa tập đoàn Bintang Delapan Group của nước này và đối tác Tsingshan Holding Group của Trung Quốc sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD xây dựng một nhà máy luyện thép-nickel ở Morowali, tỉnh Trung Sulawesi (Indonesia), và sẽ có công suất 300.000 tấn/năm sau giai đoạn đầu./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)