Ngày 15/8, các nguồn tin Liên hợp quốc cho biết Iran dọa sẽ thu hồi quyền kiểm soát mỏ khí đốt South Pars mà Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) trúng thầu khai thác nếu Trung Quốc không tăng cường đầu tư để đẩy nhanh giai đoạn thứ 11 phát triển mỏ khí đốt này.
Tối hậu thư nói trên được chuyển cho CNPC chỉ 1 tuần sau khi Bộ trưởng Dầu khí Iran Rostam Qasemi tuyên bố Iran không cần các nhà thầu nước ngoài khai thác dầu khí của nước này.
Tháng 6 vừa qua, Công ty Dầu khí Iran (NIOC) cho biết NIOC sẽ thay thế CNPC bằng các công ty nội địa nếu Trung Quốc trì hoãn tiến độ dự án.
Thông báo trên là cảnh báo mới nhất sau khi Bộ trưởng Qasemi tuyên bố công ty dầu khí của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cần tiếp quản hợp đồng của các công ty nước ngoài.
Tehran đã ký hợp đồng trị giá 4,7 tỷ USD với CPNC năm 2009 thay thế công ty dầu khí Total của Pháp để phát triển giai đoạn 11 mỏ South Pars.
Total và các công ty dầu khí phương Tây khác đã rút khỏi Iran do lệnh cấm vận của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cấm các công ty Mỹ và châu Âu đầu tư vào khu vực công nghiệp dầu khí của Iran.
Nhiều công ty dầu khí châu Á, điển hình là các công ty Trung Quốc, đã lợi dụng cơ hội đó để bước vào ngành công nghiệp dầu khí Iran. Tuy nhiên, Tehran tỏ ý thất vọng về tiến độ đầu tư của các công ty này./.
Tối hậu thư nói trên được chuyển cho CNPC chỉ 1 tuần sau khi Bộ trưởng Dầu khí Iran Rostam Qasemi tuyên bố Iran không cần các nhà thầu nước ngoài khai thác dầu khí của nước này.
Tháng 6 vừa qua, Công ty Dầu khí Iran (NIOC) cho biết NIOC sẽ thay thế CNPC bằng các công ty nội địa nếu Trung Quốc trì hoãn tiến độ dự án.
Thông báo trên là cảnh báo mới nhất sau khi Bộ trưởng Qasemi tuyên bố công ty dầu khí của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cần tiếp quản hợp đồng của các công ty nước ngoài.
Tehran đã ký hợp đồng trị giá 4,7 tỷ USD với CPNC năm 2009 thay thế công ty dầu khí Total của Pháp để phát triển giai đoạn 11 mỏ South Pars.
Total và các công ty dầu khí phương Tây khác đã rút khỏi Iran do lệnh cấm vận của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cấm các công ty Mỹ và châu Âu đầu tư vào khu vực công nghiệp dầu khí của Iran.
Nhiều công ty dầu khí châu Á, điển hình là các công ty Trung Quốc, đã lợi dụng cơ hội đó để bước vào ngành công nghiệp dầu khí Iran. Tuy nhiên, Tehran tỏ ý thất vọng về tiến độ đầu tư của các công ty này./.
(Vietnam+)