Theo AFP và THX, Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi ngày 5/1 cho biết Tehran không "lo ngại" về việc Liên minh châu Âu (EU) ra lệnh cấm nhập khẩu dầu lửa của nước này, khẳng định Tehran sẽ tồn tại như đã từng tồn tại trước các biện pháp trừng phạt khác của phương Tây.
Phát biểu tại một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đang ở thăm, ông Salehi nói: "Iran luôn sẵn sàng đương đầu với những hành động thù địch kiểu như vậy và chúng tôi hoàn toàn không lo ngại gì về những biện pháp trừng phạt này... Chúng tôi đã vượt qua giai đoạn sóng gió này 32 năm qua và chúng tôi vẫn sẽ vượt qua biện pháp trừng phạt này."
Các nhà ngoại giao tại Brussels ngày 4/1 cho biết 27 quốc gia thành viên EU đã đạt được "thỏa thuận trên nguyên tắc" về cấm nhập khẩu dầu mỏ của Iran và đang thảo luận thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp trừng phạt này.
Tuy nhiên, ông Michael Mann - người phát ngôn của Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Catherine Ashton, ngày 5/1 đã bác bỏ thông tin này, nói rằng EU chỉ mới thảo luận các biện pháp trừng phạt và hy vọng sẽ đạt được một quyết định trước khi diễn ra cuộc họp của các ngoại trưởng EU vào cuối tháng này.
EU hiện là nhà nhập khẩu dầu lửa lớn thứ hai của Iran sau Trung Quốc, chiếm khoảng 15% trong tổng số 2,6 triệu thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày của Iran, tương đương 450.000 thùng. 80% nguồn thu ngoại hối của Iran đến từ dầu lửa.
Theo THX, một người phát ngôn của Liên minh châu Âu (EU), ông Michael Mann ngày 5/1 đã bác bỏ những thông tin nói rằng các thành viên của khối này đã đạt được một thỏa thuận về việc cấm nhập khẩu dầu mỏ của Iran.
Trả lời phỏng vấn THX qua điện thoại, ông Mann, người phát ngôn của Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại EU, bà Catherine Ashton nói: "Điều đó là không đúng. Chúng tôi vẫn đang thảo luận về các biện pháp trừng phạt tiềm tàng. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận trước phiên họp của Hội đồng đối ngoại diễn ra vào cuối tháng này."
Truyền thông ngày 4/1 nói rằng các chính phủ của EU đã đạt được một thỏa thuận trên nguyên tắc, theo đó sẽ cấm nhập khẩu dầu mỏ của Iran nhằm tăng cường sức ép lên chương trình hạt nhân của nước này./.
Phát biểu tại một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đang ở thăm, ông Salehi nói: "Iran luôn sẵn sàng đương đầu với những hành động thù địch kiểu như vậy và chúng tôi hoàn toàn không lo ngại gì về những biện pháp trừng phạt này... Chúng tôi đã vượt qua giai đoạn sóng gió này 32 năm qua và chúng tôi vẫn sẽ vượt qua biện pháp trừng phạt này."
Các nhà ngoại giao tại Brussels ngày 4/1 cho biết 27 quốc gia thành viên EU đã đạt được "thỏa thuận trên nguyên tắc" về cấm nhập khẩu dầu mỏ của Iran và đang thảo luận thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp trừng phạt này.
Tuy nhiên, ông Michael Mann - người phát ngôn của Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Catherine Ashton, ngày 5/1 đã bác bỏ thông tin này, nói rằng EU chỉ mới thảo luận các biện pháp trừng phạt và hy vọng sẽ đạt được một quyết định trước khi diễn ra cuộc họp của các ngoại trưởng EU vào cuối tháng này.
EU hiện là nhà nhập khẩu dầu lửa lớn thứ hai của Iran sau Trung Quốc, chiếm khoảng 15% trong tổng số 2,6 triệu thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày của Iran, tương đương 450.000 thùng. 80% nguồn thu ngoại hối của Iran đến từ dầu lửa.
Theo THX, một người phát ngôn của Liên minh châu Âu (EU), ông Michael Mann ngày 5/1 đã bác bỏ những thông tin nói rằng các thành viên của khối này đã đạt được một thỏa thuận về việc cấm nhập khẩu dầu mỏ của Iran.
Trả lời phỏng vấn THX qua điện thoại, ông Mann, người phát ngôn của Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại EU, bà Catherine Ashton nói: "Điều đó là không đúng. Chúng tôi vẫn đang thảo luận về các biện pháp trừng phạt tiềm tàng. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận trước phiên họp của Hội đồng đối ngoại diễn ra vào cuối tháng này."
Truyền thông ngày 4/1 nói rằng các chính phủ của EU đã đạt được một thỏa thuận trên nguyên tắc, theo đó sẽ cấm nhập khẩu dầu mỏ của Iran nhằm tăng cường sức ép lên chương trình hạt nhân của nước này./.
(Vietnam+)