Ngày 2/1, Israel đã quyết định dỡ bỏ cửa khẩu Karni với lý do an ninh.
Karni, ở phía Đông Dải Gaza, từng là cửa khẩu thương mại lớn nhất giữa dải đất này với Israel trước khi bị Nhà nước Do thái phong tỏa từ tháng 3/2011.
Sau khi cửa khẩu Karni bị dỡ bỏ, toàn bộ hàng hóa vào Gaza đều phải trung chuyển qua cửa khẩu Kerem Shalom, Đông Nam Gaza. Ngoài việc tháo dỡ cửa khẩu Karni, Tel Aviv còn dỡ bỏ toàn bộ các ngôi nhà ở khu vực này vì cho rằng đó là mục tiêu tấn công của các tay súng tại Gaza.
Phong trào Hồi giáo Hamas đã chỉ trích quyết định trên của Israel là nhằm siết chặt hơn hoạt động phong tỏa mà Tel Aviv đã áp đặt với Gaza từ năm 2007, thời điểm Hamas giành quyền kiểm soát vùng đất này.
Người phát ngôn Hamas, Sami Abu Zuhri cảnh báo việc Israel chỉ cho phép mở duy nhất một cửa khẩu sẽ càng làm nghiêm trọng hơn tình hình của người Palestine tại Gaza.
Cùng ngày, mâu thuẫn đã phát sinh giữa phong trào Hamas với Chính quyền dân tộc Palestine (PNA) liên quan đến hội nghị của Nhóm Bộ Tứ tổ chức vào ngày 3/1 tại Amman (Jordan) bàn về tiến trình hòa bình Trung Đông. Dự kiến, các quan chức Palestine và Israel sẽ có cuộc hội đàm song phương vào dịp này.
Người phát ngôn Hamas chỉ trích đó sẽ là việc nối lại đàm phán trực tiếp giữa PNA với "sự chiếm đóng" của Israel và kêu gọi PNA rút lại quyết định, đồng thời tẩy chay những cuộc gặp tương tự trong tương lai.
Trong khi đó, trưởng đoàn đàm phán Palestine Saeb Erekat nói rằng cuộc gặp Israel-Palestine tại Amman chỉ nhằm thảo luận về khả năng nối lại cuộc hòa đàm Israel-Palestine đang bế tắc và điều này không có nghĩa là đàm phán hòa bình được khôi phục.
Ông Erekat yêu cầu Israel hưởng ứng lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế về việc đình chỉ hoạt động xây dựng khu định cư Do thái ở Bờ Tây và Jerusalem, đồng thời chấp nhận giải pháp hai nhà nước để tạo cơ hội nối lại đàm phán hòa bình.
Đàm phán trực tiếp Palestine-Israel đã bị đình chỉ vào tháng 10/2010, chỉ bốn tuần sau khi được khởi động tại Washington (Mỹ)./.
Karni, ở phía Đông Dải Gaza, từng là cửa khẩu thương mại lớn nhất giữa dải đất này với Israel trước khi bị Nhà nước Do thái phong tỏa từ tháng 3/2011.
Sau khi cửa khẩu Karni bị dỡ bỏ, toàn bộ hàng hóa vào Gaza đều phải trung chuyển qua cửa khẩu Kerem Shalom, Đông Nam Gaza. Ngoài việc tháo dỡ cửa khẩu Karni, Tel Aviv còn dỡ bỏ toàn bộ các ngôi nhà ở khu vực này vì cho rằng đó là mục tiêu tấn công của các tay súng tại Gaza.
Phong trào Hồi giáo Hamas đã chỉ trích quyết định trên của Israel là nhằm siết chặt hơn hoạt động phong tỏa mà Tel Aviv đã áp đặt với Gaza từ năm 2007, thời điểm Hamas giành quyền kiểm soát vùng đất này.
Người phát ngôn Hamas, Sami Abu Zuhri cảnh báo việc Israel chỉ cho phép mở duy nhất một cửa khẩu sẽ càng làm nghiêm trọng hơn tình hình của người Palestine tại Gaza.
Cùng ngày, mâu thuẫn đã phát sinh giữa phong trào Hamas với Chính quyền dân tộc Palestine (PNA) liên quan đến hội nghị của Nhóm Bộ Tứ tổ chức vào ngày 3/1 tại Amman (Jordan) bàn về tiến trình hòa bình Trung Đông. Dự kiến, các quan chức Palestine và Israel sẽ có cuộc hội đàm song phương vào dịp này.
Người phát ngôn Hamas chỉ trích đó sẽ là việc nối lại đàm phán trực tiếp giữa PNA với "sự chiếm đóng" của Israel và kêu gọi PNA rút lại quyết định, đồng thời tẩy chay những cuộc gặp tương tự trong tương lai.
Trong khi đó, trưởng đoàn đàm phán Palestine Saeb Erekat nói rằng cuộc gặp Israel-Palestine tại Amman chỉ nhằm thảo luận về khả năng nối lại cuộc hòa đàm Israel-Palestine đang bế tắc và điều này không có nghĩa là đàm phán hòa bình được khôi phục.
Ông Erekat yêu cầu Israel hưởng ứng lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế về việc đình chỉ hoạt động xây dựng khu định cư Do thái ở Bờ Tây và Jerusalem, đồng thời chấp nhận giải pháp hai nhà nước để tạo cơ hội nối lại đàm phán hòa bình.
Đàm phán trực tiếp Palestine-Israel đã bị đình chỉ vào tháng 10/2010, chỉ bốn tuần sau khi được khởi động tại Washington (Mỹ)./.
(TTXVN/Vietnam+)