Các nhà khoa học Israel vừa nghiên cứu thành công thiết bị tụy nhân tạo, giúp người mắc bệnh đái tháo đường tuýp I không còn phải phụ thuộc vào việc tiêm insulin.
Thiết bị tụy nhân tạo vừa được phát minh này bao gồm máy cảm biến và ống bơm.
Trong đó, máy cảm biến được cấy vào tĩnh mạch bệnh nhân, có thể ngay lập tức kiểm tra liều lượng insulin cần thiết, sau đó ống bơm sẽ thực hiện nhiệm vụ đưa insulin vào cơ thể bệnh nhân, giúp hoàn thành quá trình chuyển hóa glucose của bệnh nhân.
Sau khi được lắp đặt thiết bị tụy nhân tạo, người mắc bệnh đái tháo đường không cần thiết hàng ngày phải tiêm insulin, đồng thời còn giúp bệnh nhân tránh phiền hà trong việc xét nghiệm đường trong máu.
Giáo sư Philip Moses thuộc Trung tâm đái tháo đường nhi đồng Israel cho biết, hiện tại trên thế giới, đa số thiết bị tiêm insulin vào cơ thể bệnh nhân chỉ thông qua nguyên lý cơ khí đơn giản.
Trong khi đó, điểm đặc biệt của thiết bị tụy nhân tạo mới được phát minh này là có thể phán đoán liều lượng chính xác insulin cần thiết cho bệnh nhân tương tự như sự phán đoán của bác sỹ.
Các nhà khoa học vừa tiến hành thí nghiệm lâm sàng tại Trung tâm y tế nhi đồng Israel.
Kết quả giám sát cho thấy, 24 giờ sau khi được lắp đặt thiết bị tụy nhân tạo, lượng đường trong máu của 70% số bệnh nhân là thanh thiếu niên mắc đái tháo đường tuýp I vẫn được duy trì ở mức bình thường.
Theo giáo sư Moses, cuối năm nay, các nhà khoa học sẽ tiến hành thí nghiệm lâm sàng trên phạm vi toàn thế giới. Dự kiến trong vòng 5 năm tới sẽ đưa vào sử dụng thiết bị này.
Các nhà khoa học trên thế giới cũng đang tập trung nghiên cứu thiết bị tụy nhân tạo. Tuần trước, các nhà khoa học thuộc Đại học Boston (Mỹ) cũng đã tuyên bố thử nghiệm lâm sàng thành công hệ thống tụy nhân tạo giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Bệnh đái tháo đường tuýp I là căn bệnh tự miễn dịch trong đó cơ thể bệnh nhân tự hủy hoại khả năng tạo insulin khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát lượng đường trong máu./.
Thiết bị tụy nhân tạo vừa được phát minh này bao gồm máy cảm biến và ống bơm.
Trong đó, máy cảm biến được cấy vào tĩnh mạch bệnh nhân, có thể ngay lập tức kiểm tra liều lượng insulin cần thiết, sau đó ống bơm sẽ thực hiện nhiệm vụ đưa insulin vào cơ thể bệnh nhân, giúp hoàn thành quá trình chuyển hóa glucose của bệnh nhân.
Sau khi được lắp đặt thiết bị tụy nhân tạo, người mắc bệnh đái tháo đường không cần thiết hàng ngày phải tiêm insulin, đồng thời còn giúp bệnh nhân tránh phiền hà trong việc xét nghiệm đường trong máu.
Giáo sư Philip Moses thuộc Trung tâm đái tháo đường nhi đồng Israel cho biết, hiện tại trên thế giới, đa số thiết bị tiêm insulin vào cơ thể bệnh nhân chỉ thông qua nguyên lý cơ khí đơn giản.
Trong khi đó, điểm đặc biệt của thiết bị tụy nhân tạo mới được phát minh này là có thể phán đoán liều lượng chính xác insulin cần thiết cho bệnh nhân tương tự như sự phán đoán của bác sỹ.
Các nhà khoa học vừa tiến hành thí nghiệm lâm sàng tại Trung tâm y tế nhi đồng Israel.
Kết quả giám sát cho thấy, 24 giờ sau khi được lắp đặt thiết bị tụy nhân tạo, lượng đường trong máu của 70% số bệnh nhân là thanh thiếu niên mắc đái tháo đường tuýp I vẫn được duy trì ở mức bình thường.
Theo giáo sư Moses, cuối năm nay, các nhà khoa học sẽ tiến hành thí nghiệm lâm sàng trên phạm vi toàn thế giới. Dự kiến trong vòng 5 năm tới sẽ đưa vào sử dụng thiết bị này.
Các nhà khoa học trên thế giới cũng đang tập trung nghiên cứu thiết bị tụy nhân tạo. Tuần trước, các nhà khoa học thuộc Đại học Boston (Mỹ) cũng đã tuyên bố thử nghiệm lâm sàng thành công hệ thống tụy nhân tạo giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Bệnh đái tháo đường tuýp I là căn bệnh tự miễn dịch trong đó cơ thể bệnh nhân tự hủy hoại khả năng tạo insulin khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát lượng đường trong máu./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)