Theo mạng tin ipolitics.ca ngày 8/9, Bộ trưởng Tài chính Italy Vittorio Grilli cho biết nước này không có kế hoạch tìm kiếm trợ giúp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông qua một chương trình mua trái phiếu chính phủ.
Phát biểu bên lề Diễn đàn kinh tế thường niên Ambrosetti, ông Grilli nhấn mạnh: "Tại thời điểm hiện tại, Italy hoàn toàn không có nhu cầu về sự giúp đỡ."
ECB đã cam kết mua số lượng không giới hạn trái phiếu nhằm giúp quốc gia đang gặp khó khăn này giảm chi phí đi vay để đối phó với các khoản nợ cao của họ. Nhưng kế hoạch đó lại gắn với điều kiện là các quốc gia muốn được ECB áp dụng trong chương trình này trước tiên phải đưa ra yêu cầu cần sự trợ giúp của các quỹ cứu trợ tài chính hiện có và các chính sách kinh tế của họ phải chịu sự giám sát của quốc tế.
Sau khi kế hoạch trên được công bố, Thủ tướng Italy Mario Monti nói rằng nước ông "có thể cần" sự giúp đỡ đó nhưng chính phủ sẽ phải xem xét kỹ lưỡng các chi tiết.
Trong một diễn biến liên quan, tạp chí Tấm gương (Đức) trong bài viết số ra ngày 10/9 cho hay Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi tìm kiếm giải pháp nhằm ngăn không để Hy Lạp rời khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) vào mùa Thu này.
[Phản ứng trước quyết định mua trái phiếu của ECB]
Tờ báo nói thêm rằng, Thủ tướng Merkel và các cố vấn của bà lo ngại việc Hy Lạp rút khỏi eurozone sẽ tạo hiệu ứng domino giống với những gì xảy ra sau sự sụp đổ năm 2008 của ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers.
Việc Hy Lạp ra đi sẽ khiến Đức thiệt hại 62 tỷ euro (79 tỷ USD) và bà Merkel nhìn nhận kịch bản đó còn chứa đựng những hậu quả chính trị./.
Phát biểu bên lề Diễn đàn kinh tế thường niên Ambrosetti, ông Grilli nhấn mạnh: "Tại thời điểm hiện tại, Italy hoàn toàn không có nhu cầu về sự giúp đỡ."
ECB đã cam kết mua số lượng không giới hạn trái phiếu nhằm giúp quốc gia đang gặp khó khăn này giảm chi phí đi vay để đối phó với các khoản nợ cao của họ. Nhưng kế hoạch đó lại gắn với điều kiện là các quốc gia muốn được ECB áp dụng trong chương trình này trước tiên phải đưa ra yêu cầu cần sự trợ giúp của các quỹ cứu trợ tài chính hiện có và các chính sách kinh tế của họ phải chịu sự giám sát của quốc tế.
Sau khi kế hoạch trên được công bố, Thủ tướng Italy Mario Monti nói rằng nước ông "có thể cần" sự giúp đỡ đó nhưng chính phủ sẽ phải xem xét kỹ lưỡng các chi tiết.
Trong một diễn biến liên quan, tạp chí Tấm gương (Đức) trong bài viết số ra ngày 10/9 cho hay Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi tìm kiếm giải pháp nhằm ngăn không để Hy Lạp rời khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) vào mùa Thu này.
[Phản ứng trước quyết định mua trái phiếu của ECB]
Tờ báo nói thêm rằng, Thủ tướng Merkel và các cố vấn của bà lo ngại việc Hy Lạp rút khỏi eurozone sẽ tạo hiệu ứng domino giống với những gì xảy ra sau sự sụp đổ năm 2008 của ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers.
Việc Hy Lạp ra đi sẽ khiến Đức thiệt hại 62 tỷ euro (79 tỷ USD) và bà Merkel nhìn nhận kịch bản đó còn chứa đựng những hậu quả chính trị./.
(Vietnam+)