Kenya đang chuẩn bị tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 4/3 tới, cuộc bỏ phiếu đầu tiên kể từ đợt bạo lực đẫm máu sau bầu cử cách đây 5 năm.
Trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới, cử tri Kenya sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống, hạ viện, thượng viện, tỉnh trưởng và hội đồng địa phương, và một danh sách đại diện nữ đặc biệt.
Có 8 ứng cử viên tranh cử để trở thành vị tổng thống thứ tư của Kenya, thay ông Mwai Kibaki sẽ rời cương vị này sau hai nhiệm kỳ nắm quyền từ năm 2002. Hai ứng cử viên nặng ký là đương kim Thủ tướng Raila Odinga, người từng là đối thủ của ông Kibaki trong cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi năm 2007, và Phó Thủ tướng Uhuru Kenyatta.
Ngày 11/2, các ứng cử viên đã có cuộc tranh luận trực tiếp lần đầu tiên được tiến hành tại Kenya. Để chiến thắng, các ứng cử viên sẽ phải giành được đa số phiếu quá bán, và nhận được ít nhất 25% phiếu ủng hộ tại 24/47 hạt. Nếu không có ứng cử viên nào đáp ứng tiêu chí trên, hai người về đầu sẽ tham gia vòng bỏ phiếu thứ hai được tổ chức trong vòng 30 ngày sau đó.
Hạ viện Kenya khóa mới sẽ có 350 ghế, với 290 người được bầu trực tiếp, tăng nhiều so với con số 222 ghế trong Hạ viện hiện tại. Bên cạnh đó, cử tri cũng sẽ bầu chọn ra 47 phụ nữ, mỗi người đại diện cho một tỉnh. 12 vị trí khác được các chính đảng chỉ định để đại diện các nhóm đặc biệt như thanh niên, người khuyết tật và nghiệp đoàn. Các nghị sỹ sẽ bầu Chủ tịch Hạ viện. Tất cả các cuộc bỏ phiếu này - trừ bầu tổng thống - chỉ bỏ phiếu một lần và chọn người đạt số phiếu nhiều nhất.
Thượng viện có tổng cộng 68 thượng nghị sỹ, trong đó 47 người đại diện cho 47 tỉnh, số còn lại do các chính đảng bổ nhiệm để đại diện cho các nhóm đặc biệt như thanh niên và người khuyết tật.
Kenya nằm ở khu vực Đông Phi, giáp với Tanzania ở phía Nam, với Uganda ở phía Tây, Nam Sudan và Ethiopia ở phía Bắc, và Somalia ở phía Đông Bắc. Trong số hơn 41 triệu dân, hơn 70% là người cơ đốc giáo và Hồi giáo.
Đương kim Tổng thống Kibaki đã đắc cử hai nhiệm kỳ, tuy nhiên cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi năm 2007 đã dẫn tới bùng phát bạo lực nghiêm trọng, làm hơn 1.100 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa. Một thỏa thuận đã được ký năm 2008, theo đó ông Odinga giữ chức Thủ tướng. Hiến pháp mới đã được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2010.
Các ứng cử viên tranh cử lần này đã cam kết không để lặp lại tình trạng đổ máu như sau cuộc bầu cử năm 2007, tuy nhiên, các nhà quan sát vẫn cảnh báo nguy cơ bạo lực./.
Trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới, cử tri Kenya sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống, hạ viện, thượng viện, tỉnh trưởng và hội đồng địa phương, và một danh sách đại diện nữ đặc biệt.
Có 8 ứng cử viên tranh cử để trở thành vị tổng thống thứ tư của Kenya, thay ông Mwai Kibaki sẽ rời cương vị này sau hai nhiệm kỳ nắm quyền từ năm 2002. Hai ứng cử viên nặng ký là đương kim Thủ tướng Raila Odinga, người từng là đối thủ của ông Kibaki trong cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi năm 2007, và Phó Thủ tướng Uhuru Kenyatta.
Ngày 11/2, các ứng cử viên đã có cuộc tranh luận trực tiếp lần đầu tiên được tiến hành tại Kenya. Để chiến thắng, các ứng cử viên sẽ phải giành được đa số phiếu quá bán, và nhận được ít nhất 25% phiếu ủng hộ tại 24/47 hạt. Nếu không có ứng cử viên nào đáp ứng tiêu chí trên, hai người về đầu sẽ tham gia vòng bỏ phiếu thứ hai được tổ chức trong vòng 30 ngày sau đó.
Hạ viện Kenya khóa mới sẽ có 350 ghế, với 290 người được bầu trực tiếp, tăng nhiều so với con số 222 ghế trong Hạ viện hiện tại. Bên cạnh đó, cử tri cũng sẽ bầu chọn ra 47 phụ nữ, mỗi người đại diện cho một tỉnh. 12 vị trí khác được các chính đảng chỉ định để đại diện các nhóm đặc biệt như thanh niên, người khuyết tật và nghiệp đoàn. Các nghị sỹ sẽ bầu Chủ tịch Hạ viện. Tất cả các cuộc bỏ phiếu này - trừ bầu tổng thống - chỉ bỏ phiếu một lần và chọn người đạt số phiếu nhiều nhất.
Thượng viện có tổng cộng 68 thượng nghị sỹ, trong đó 47 người đại diện cho 47 tỉnh, số còn lại do các chính đảng bổ nhiệm để đại diện cho các nhóm đặc biệt như thanh niên và người khuyết tật.
Kenya nằm ở khu vực Đông Phi, giáp với Tanzania ở phía Nam, với Uganda ở phía Tây, Nam Sudan và Ethiopia ở phía Bắc, và Somalia ở phía Đông Bắc. Trong số hơn 41 triệu dân, hơn 70% là người cơ đốc giáo và Hồi giáo.
Đương kim Tổng thống Kibaki đã đắc cử hai nhiệm kỳ, tuy nhiên cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi năm 2007 đã dẫn tới bùng phát bạo lực nghiêm trọng, làm hơn 1.100 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa. Một thỏa thuận đã được ký năm 2008, theo đó ông Odinga giữ chức Thủ tướng. Hiến pháp mới đã được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2010.
Các ứng cử viên tranh cử lần này đã cam kết không để lặp lại tình trạng đổ máu như sau cuộc bầu cử năm 2007, tuy nhiên, các nhà quan sát vẫn cảnh báo nguy cơ bạo lực./.
(TTXVN)