Tại Hội nghị đầu tư và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long bế mạc chiều 6/9, ban tổ chức đã công bố 122 dự án gọi vốn đầu tư 13,5 tỷ USD, chủ yếu là cơ sở hạ tầng công nghiệp, du lịch, giao thông thủy, bộ, hàng không, giáo dục, y tế, chế biến nông thủy sản.
Cũng tại hội nghị này, có 10 dự án tại Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long được ký kết biên bản ghi nhớ với số vốn cam kết đầu tư là 910 triệu USD.
Hội nghị đã thống nhất để tạo chuyển biến mạnh trong thu hút đầu tư và phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần tiến tới loại bỏ tình trạng cạnh tranh cục bộ, “mạnh ai nấy làm” đồng thời tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh trong vùng, giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ, với các nước trong khu vực và thế giới.
Đồng bằng sông Cửu Long cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn, hỗ trợ tốt hơn cho nhà đầu tư bằng cách đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng, nhất là đối với các dự án FDI, tạo điều kiện tốt hơn nữa để các chủ đầu tư thực hiện nhanh các dự án đã được cấp phép. Công tác xúc tiến đầu tư cần được đổi mới và nâng cao chất lượng.
Hội nghị kiến nghị Nhà nước ban hành cơ chế đặc thù về vốn, thuế, tín dụng... tạo đòn bẩy hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long liên kết và phát triển; tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông tại Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm đường sông, đường biển, đường sắt, các cảng sông, biển, hàng không; trong đó ưu tiên nâng cấp sân bay Cần Thơ, Phú Quốc thành cảng hàng không quốc tế.
Ngoài nỗ lực của các tỉnh, Nhà nước cần tạo điều kiện cho Đồng bằng sông Cửu Long khắc phục các tồn tại hiện gây cản trở tới hoạt động thu hút vốn đầu tư như cấp điện, nước... có thời điểm chưa ổn định, số lượng và chất lượng nhân lực thấp.
Các đại biểu dự hội nghị nhận định Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng kinh tế. Sau 20 năm đổi mới, hàng năm Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 18% cho GDP cả nước, trong đó có 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây, 90% sản lượng gạo xuất khẩu.
Tăng trưởng kinh tế hàng năm của vùng đều tăng, riêng năm 2009 tăng 10,08%, cao hơn gần gấp đôi tăng trưởng bình quân chung cả nước.
Tuy nhiên, thu hút đầu tư tại Đồng bằng sông Cửu Long còn rất thấp. Đến nay, toàn vùng chỉ có gần 450 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 7,7 tỷ USD, xếp thứ 5 trong 8 vùng kinh tế trong nước.
Nguyên nhân chủ yếu là Đồng bằng sông Cửu Long thiếu liên kết, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực thấp, thủ tục hành chính còn bất cập./.
Cũng tại hội nghị này, có 10 dự án tại Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long được ký kết biên bản ghi nhớ với số vốn cam kết đầu tư là 910 triệu USD.
Hội nghị đã thống nhất để tạo chuyển biến mạnh trong thu hút đầu tư và phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần tiến tới loại bỏ tình trạng cạnh tranh cục bộ, “mạnh ai nấy làm” đồng thời tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh trong vùng, giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ, với các nước trong khu vực và thế giới.
Đồng bằng sông Cửu Long cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn, hỗ trợ tốt hơn cho nhà đầu tư bằng cách đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng, nhất là đối với các dự án FDI, tạo điều kiện tốt hơn nữa để các chủ đầu tư thực hiện nhanh các dự án đã được cấp phép. Công tác xúc tiến đầu tư cần được đổi mới và nâng cao chất lượng.
Hội nghị kiến nghị Nhà nước ban hành cơ chế đặc thù về vốn, thuế, tín dụng... tạo đòn bẩy hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long liên kết và phát triển; tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông tại Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm đường sông, đường biển, đường sắt, các cảng sông, biển, hàng không; trong đó ưu tiên nâng cấp sân bay Cần Thơ, Phú Quốc thành cảng hàng không quốc tế.
Ngoài nỗ lực của các tỉnh, Nhà nước cần tạo điều kiện cho Đồng bằng sông Cửu Long khắc phục các tồn tại hiện gây cản trở tới hoạt động thu hút vốn đầu tư như cấp điện, nước... có thời điểm chưa ổn định, số lượng và chất lượng nhân lực thấp.
Các đại biểu dự hội nghị nhận định Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng kinh tế. Sau 20 năm đổi mới, hàng năm Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 18% cho GDP cả nước, trong đó có 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây, 90% sản lượng gạo xuất khẩu.
Tăng trưởng kinh tế hàng năm của vùng đều tăng, riêng năm 2009 tăng 10,08%, cao hơn gần gấp đôi tăng trưởng bình quân chung cả nước.
Tuy nhiên, thu hút đầu tư tại Đồng bằng sông Cửu Long còn rất thấp. Đến nay, toàn vùng chỉ có gần 450 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 7,7 tỷ USD, xếp thứ 5 trong 8 vùng kinh tế trong nước.
Nguyên nhân chủ yếu là Đồng bằng sông Cửu Long thiếu liên kết, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực thấp, thủ tục hành chính còn bất cập./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)