Sáng 9/2, tại xã Hiền Lương, Ủy ban Nhân dân huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã chính thức khai hội Đền Mẫu Âu Cơ. Đây là một trong những hoạt động mở đầu cho chương trình "Du lịch về cội nguồn" năm 2011 của ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
Theo truyền thuyết, vào ngày 7 tháng Giêng, tiên nữ Âu Cơ giáng trần, sau đó gặp gỡ và kết duyên với Lạc Long Quân, rồi sinh bọc trăm trứng và nở thành 100 người con, khởi nguồn của nòi giống Lạc Hồng.
Sau khi nuôi các con khôn lớn, Lạc Long Quân đưa 50 người con về miền biển, Âu Cơ đưa 50 người con lên miền núi khai hoang, lập ấp, mở mang bờ cõi, hình thành vùng đất của người Việt cổ.
Tại nơi đây (nay là xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa), phong cảnh hữu tình, Mẹ Âu Cơ đã ở lại dạy dân trồng lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, cho đến khi cùng tiên nữ bay về trời vào ngày 25 tháng Chạp, để lại dưới gốc đa một dải yếm lụa.
Chính tại nơi đó, nhân dân đã dựng ngôi miếu thờ phụng, đời đời hương khói. Từ đó trở đi, hàng năm, cứ vào ngày mồng 7 Tết, nhân dân Hiền Lương và các vùng lân cận lại mở hội tưởng nhớ Mẹ Âu Cơ; dâng lên Tổ Mẫu nén hương thơm tỏ lòng thành kính và biết ơn.
Lễ hội sẽ kéo dài đến hết ngày 11/2 (tức ngày 7, 8, 9 tháng Giêng âm lịch) với hai nội dung chính gồm phần hội và phần lễ. Phần lễ được tổ chức vào đúng 8 giờ ngày 9/2 (tức ngày mồng 7 Tết Tân Mão) - là ngày lễ chính Đền Mẫu Âu Cơ. Đây là ngày "tiên giáng trần," vì thế, phần lễ sẽ tổ chức đội tế nam rước kiệu Thành Hoàng làng về đền thờ Mẫu Âu Cơ. Kiệu Thành Hoàng được rước giữa dòng người với rực rỡ cờ Tổ quốc, cờ thần, cờ hội trong âm vang tiếng trống, tiếng chiêng.
Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian được trình diễn nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống đoàn kết của dân tộc như kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, cờ tướng, bóng chuyền và biểu diễn văn hóa văn nghệ ca ngợi Bác Hồ, mừng Đảng, mừng Xuân.../.
Theo truyền thuyết, vào ngày 7 tháng Giêng, tiên nữ Âu Cơ giáng trần, sau đó gặp gỡ và kết duyên với Lạc Long Quân, rồi sinh bọc trăm trứng và nở thành 100 người con, khởi nguồn của nòi giống Lạc Hồng.
Sau khi nuôi các con khôn lớn, Lạc Long Quân đưa 50 người con về miền biển, Âu Cơ đưa 50 người con lên miền núi khai hoang, lập ấp, mở mang bờ cõi, hình thành vùng đất của người Việt cổ.
Tại nơi đây (nay là xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa), phong cảnh hữu tình, Mẹ Âu Cơ đã ở lại dạy dân trồng lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, cho đến khi cùng tiên nữ bay về trời vào ngày 25 tháng Chạp, để lại dưới gốc đa một dải yếm lụa.
Chính tại nơi đó, nhân dân đã dựng ngôi miếu thờ phụng, đời đời hương khói. Từ đó trở đi, hàng năm, cứ vào ngày mồng 7 Tết, nhân dân Hiền Lương và các vùng lân cận lại mở hội tưởng nhớ Mẹ Âu Cơ; dâng lên Tổ Mẫu nén hương thơm tỏ lòng thành kính và biết ơn.
Lễ hội sẽ kéo dài đến hết ngày 11/2 (tức ngày 7, 8, 9 tháng Giêng âm lịch) với hai nội dung chính gồm phần hội và phần lễ. Phần lễ được tổ chức vào đúng 8 giờ ngày 9/2 (tức ngày mồng 7 Tết Tân Mão) - là ngày lễ chính Đền Mẫu Âu Cơ. Đây là ngày "tiên giáng trần," vì thế, phần lễ sẽ tổ chức đội tế nam rước kiệu Thành Hoàng làng về đền thờ Mẫu Âu Cơ. Kiệu Thành Hoàng được rước giữa dòng người với rực rỡ cờ Tổ quốc, cờ thần, cờ hội trong âm vang tiếng trống, tiếng chiêng.
Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian được trình diễn nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống đoàn kết của dân tộc như kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, cờ tướng, bóng chuyền và biểu diễn văn hóa văn nghệ ca ngợi Bác Hồ, mừng Đảng, mừng Xuân.../.
Tạ Văn Toàn (TTXVN/Vietnam+)