Ngày 28/11, Hội nghị lần thứ 17 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP-17) đã khai mạc tại thành phố Durban của Nam Phi.
Tham dự có các đại biểu đến từ 194 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).
Trong 12 ngày họp, COP-17 xem xét thông qua viện trợ cho những nước nghèo, dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. COP-17 sẽ thúc đẩy một quỹ mang tên Khí hậu xanh với mục tiêu đến năm 2020 đạt mức tài trợ 100 tỷ USD mỗi năm cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như hạn hán, lũ lụt, bão và nước biển dâng cao.
Nghị định thư Kyoto, hiệp ước toàn cầu duy nhất đặt mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, sẽ hết hạn vào cuối năm 2012.
Ngoại trưởng Mexico Patricia Espinosa Castellano, chủ tọa Hội nghị COP-16 tổ chức năm ngoái tại Cancun (Mexico), nhấn mạnh: "Trong hai tuần làm việc, chúng ta cần đạt được kết quả. Hàng triệu người, chủ yếu ở các nước nghèo và đang phát triển, sẽ phụ thuộc vào các kết quả này."
Đây là lần đầu tiên châu Phi được Liên hợp quốc chọn là nơi tổ chức hội nghị khí hậu lớn nhất hành tinh, lấy biểu tượng đầy ý nghĩa là cây bao báp khổng lồ với những cành khô trơ trụi đang vươn những chiếc rễ phủ xanh sa mạc khô cằn.
Loại cây này có sức sống rất mãnh liệt, xanh tươi quanh năm ngay cả trên sa mạc châu Phi - một trong những khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu và là nơi được các chuyên gia cảnh báo sẽ phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng trong thời gian tới. Bởi vậy, có thể thấy rằng biểu tượng của COP-17 vừa mang đầy đủ ý nghĩa, vừa là lời cảnh báo sâu sắc đối với toàn thế giới về sự cấp thiết phải chung tay hành động cứu hành tinh xanh.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những tranh cãi gay gắt tại các phiên hội nghị COP về cách thức phân chia gánh nặng trách nhiệm về cắt giảm khí thải nhà kính. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng đang phủ bóng u ám lên kế hoạch quỹ "Khí hậu xanh"./.
Tham dự có các đại biểu đến từ 194 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).
Trong 12 ngày họp, COP-17 xem xét thông qua viện trợ cho những nước nghèo, dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. COP-17 sẽ thúc đẩy một quỹ mang tên Khí hậu xanh với mục tiêu đến năm 2020 đạt mức tài trợ 100 tỷ USD mỗi năm cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như hạn hán, lũ lụt, bão và nước biển dâng cao.
Nghị định thư Kyoto, hiệp ước toàn cầu duy nhất đặt mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, sẽ hết hạn vào cuối năm 2012.
Ngoại trưởng Mexico Patricia Espinosa Castellano, chủ tọa Hội nghị COP-16 tổ chức năm ngoái tại Cancun (Mexico), nhấn mạnh: "Trong hai tuần làm việc, chúng ta cần đạt được kết quả. Hàng triệu người, chủ yếu ở các nước nghèo và đang phát triển, sẽ phụ thuộc vào các kết quả này."
Đây là lần đầu tiên châu Phi được Liên hợp quốc chọn là nơi tổ chức hội nghị khí hậu lớn nhất hành tinh, lấy biểu tượng đầy ý nghĩa là cây bao báp khổng lồ với những cành khô trơ trụi đang vươn những chiếc rễ phủ xanh sa mạc khô cằn.
Loại cây này có sức sống rất mãnh liệt, xanh tươi quanh năm ngay cả trên sa mạc châu Phi - một trong những khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu và là nơi được các chuyên gia cảnh báo sẽ phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng trong thời gian tới. Bởi vậy, có thể thấy rằng biểu tượng của COP-17 vừa mang đầy đủ ý nghĩa, vừa là lời cảnh báo sâu sắc đối với toàn thế giới về sự cấp thiết phải chung tay hành động cứu hành tinh xanh.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những tranh cãi gay gắt tại các phiên hội nghị COP về cách thức phân chia gánh nặng trách nhiệm về cắt giảm khí thải nhà kính. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng đang phủ bóng u ám lên kế hoạch quỹ "Khí hậu xanh"./.
(TTXVN/Vietnam+)