Ngày 4/10, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, Thương mại APEC, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đã khai mạc tại Bali, Indonesia.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú dẫn đầu tham dự Hội nghị.
Hội nghị Bộ trưởng APEC, diễn ra trong hai ngày 4-5/10, tập trung thảo luận về các đề xuất đã được các quan chức cấp cao (SOM) APEC nhất trí trong Hội nghị SOM APEC diễn ra trước đó.
Hội nghị cũng chuẩn bị các nội dung Chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh APEC 2013, sẽ diễn ra sau đó trong các ngày 7-8/10.
Nội dung bao gồm: thực hiện các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và công bằng và tăng cường kết nối khu vực; các vấn đề liên quan đến Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 9; thương mại dịch vụ; thương mại và đầu tư tự do và mở cửa trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương; tài trợ thương mại và các sản phẩm đóng góp cho tăng trưởng xanh.
Ngoài ra, các Bộ trưởng APEC sẽ trao đổi về các vấn đề liên quan trong khuôn khổ Chương trình đạt được tăng trưởng bền vững và công bằng của APEC.
Theo kế hoạch, trong ngày họp cuối cùng 5/10, các Bộ trưởng APEC sẽ ra tuyên bố chung, nhấn mạnh quyết tâm của APEC ủng hộ thương mại và đầu tư tự do và mở cửa hơn, tăng trưởng bền vững và cân bằng, cũng như kết nối khu vực để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững trong toàn bộ khu vực.
APEC là một tổ chức hợp tác kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm 21 nền kinh tế thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga , Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan , Mỹ và Việt Nam.
Các thành viên APEC được gọi là nền kinh tế, không quốc gia, có tính đến các thành viên như Hong Kong (Trung Quốc) và Đài Loan (Trung Quốc).
Tuyên bố Bogor được đưa ra năm 1994 khi Indonesia lần đầu tiên là nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh APEC, với mục tiêu đạt được tự do thương mại và đầu tư với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010 và với các nền kinh tế đang phát triển vào năm 2020./.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú dẫn đầu tham dự Hội nghị.
Hội nghị Bộ trưởng APEC, diễn ra trong hai ngày 4-5/10, tập trung thảo luận về các đề xuất đã được các quan chức cấp cao (SOM) APEC nhất trí trong Hội nghị SOM APEC diễn ra trước đó.
Hội nghị cũng chuẩn bị các nội dung Chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh APEC 2013, sẽ diễn ra sau đó trong các ngày 7-8/10.
Nội dung bao gồm: thực hiện các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và công bằng và tăng cường kết nối khu vực; các vấn đề liên quan đến Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 9; thương mại dịch vụ; thương mại và đầu tư tự do và mở cửa trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương; tài trợ thương mại và các sản phẩm đóng góp cho tăng trưởng xanh.
Ngoài ra, các Bộ trưởng APEC sẽ trao đổi về các vấn đề liên quan trong khuôn khổ Chương trình đạt được tăng trưởng bền vững và công bằng của APEC.
Theo kế hoạch, trong ngày họp cuối cùng 5/10, các Bộ trưởng APEC sẽ ra tuyên bố chung, nhấn mạnh quyết tâm của APEC ủng hộ thương mại và đầu tư tự do và mở cửa hơn, tăng trưởng bền vững và cân bằng, cũng như kết nối khu vực để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững trong toàn bộ khu vực.
APEC là một tổ chức hợp tác kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm 21 nền kinh tế thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga , Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan , Mỹ và Việt Nam.
Các thành viên APEC được gọi là nền kinh tế, không quốc gia, có tính đến các thành viên như Hong Kong (Trung Quốc) và Đài Loan (Trung Quốc).
Tuyên bố Bogor được đưa ra năm 1994 khi Indonesia lần đầu tiên là nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh APEC, với mục tiêu đạt được tự do thương mại và đầu tư với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010 và với các nền kinh tế đang phát triển vào năm 2020./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)