Sáng 2/10, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đã khai mạc triển lãm "Hồ Chí Minh và học tập suốt đời."
Triển lãm diễn ra nhằm hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kỷ niệm Ngày Khuyến học Việt Nam (2/10) và Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội
Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), bà Irina Bokova; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh; Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng Xã hội học tập Nguyễn Vinh Hiển; Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã cắt băng khai mạc Triển lãm.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Tổng Giám đốc UNESCO bày tỏ lòng tôn kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khai sinh nền độc lập của Việt Nam. Bà Irina Bokova khẳng định, Hồ Chí Minh trước hết là một nhà thơ, nhà báo, nhà giáo nên Người nhận thức rất rõ tầm quan trọng của giáo dục, chỉ có thông qua giáo dục con người mới có đủ năng lực để thực hiện Quyền tự quyết. Nguồn vốn con người là quý giá nhất - Nguồn vốn ấy không thể có được qua cách thức học một lần trong thời thơ ấu mà phải cần học tập suốt đời. Hồ Chí Minh chính là một tấm gương về học tập suốt đời.
Trên cương vị là Tổng giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova khen ngợi Việt Nam đã dành 20% ngân sách đầu tư cho giáo dục và hiện đang có nhiều nỗ lực để xây dựng một xã hội học tập; các trung tâm học tập cộng đồng được mở rộng, tạo thêm điều kiện cho đối tượng thiệt thòi.
UNESCO cam kết tiếp tục hỗ trợ, sát cánh cùng Việt Nam phát triển giáo dục, thành lập trung tâm học tập suốt đời tại Hà Nội. Tổng Giám đốc UNESCO cũng bày tỏ niềm tự hào là đối tác tham gia bảo vệ và quảng bá các di sản của Việt Nam, trong đó có Hoàng Thành Thăng Long.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cho biết, triển lãm "Hồ Chí Minh và học tập suốt đời" sẽ được tổ chức đồng thời tại các chi nhánh của Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Cao Bằng nhằm khắc họa sinh động tấm gương Hồ Chí Minh về học tập suốt đời qua những việc làm, hành động cụ thể như học tiếng Pháp từ các thủ thủy trên tàu, học trong ngục tù...
Triển lãm đã động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái học tập trong nhà trường, tại nơi làm việc, trong các bảo tàng, thư viện... nhằm thực hiện cho được lời căn dặn của Bác: Văn hóa giáo dục là sức mạnh của một dân tộc "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".
Đặc biệt, nhân chuyến thăm này, Tổng Giám đốc UNESCO đã trao tặng phía Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh cuốn sách văn bản Nghị quyết của Đại hội đồng UNESSCO khóa 24 họp từ 20/10-20/11/1987. Trong đó có Nghị quyết 18.65 ghi tại trang 134 và 135 về việc tôn vinh Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới./.
Triển lãm diễn ra nhằm hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kỷ niệm Ngày Khuyến học Việt Nam (2/10) và Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội
Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), bà Irina Bokova; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh; Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng Xã hội học tập Nguyễn Vinh Hiển; Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã cắt băng khai mạc Triển lãm.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Tổng Giám đốc UNESCO bày tỏ lòng tôn kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khai sinh nền độc lập của Việt Nam. Bà Irina Bokova khẳng định, Hồ Chí Minh trước hết là một nhà thơ, nhà báo, nhà giáo nên Người nhận thức rất rõ tầm quan trọng của giáo dục, chỉ có thông qua giáo dục con người mới có đủ năng lực để thực hiện Quyền tự quyết. Nguồn vốn con người là quý giá nhất - Nguồn vốn ấy không thể có được qua cách thức học một lần trong thời thơ ấu mà phải cần học tập suốt đời. Hồ Chí Minh chính là một tấm gương về học tập suốt đời.
Trên cương vị là Tổng giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova khen ngợi Việt Nam đã dành 20% ngân sách đầu tư cho giáo dục và hiện đang có nhiều nỗ lực để xây dựng một xã hội học tập; các trung tâm học tập cộng đồng được mở rộng, tạo thêm điều kiện cho đối tượng thiệt thòi.
UNESCO cam kết tiếp tục hỗ trợ, sát cánh cùng Việt Nam phát triển giáo dục, thành lập trung tâm học tập suốt đời tại Hà Nội. Tổng Giám đốc UNESCO cũng bày tỏ niềm tự hào là đối tác tham gia bảo vệ và quảng bá các di sản của Việt Nam, trong đó có Hoàng Thành Thăng Long.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cho biết, triển lãm "Hồ Chí Minh và học tập suốt đời" sẽ được tổ chức đồng thời tại các chi nhánh của Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Cao Bằng nhằm khắc họa sinh động tấm gương Hồ Chí Minh về học tập suốt đời qua những việc làm, hành động cụ thể như học tiếng Pháp từ các thủ thủy trên tàu, học trong ngục tù...
Triển lãm đã động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái học tập trong nhà trường, tại nơi làm việc, trong các bảo tàng, thư viện... nhằm thực hiện cho được lời căn dặn của Bác: Văn hóa giáo dục là sức mạnh của một dân tộc "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".
Đặc biệt, nhân chuyến thăm này, Tổng Giám đốc UNESCO đã trao tặng phía Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh cuốn sách văn bản Nghị quyết của Đại hội đồng UNESSCO khóa 24 họp từ 20/10-20/11/1987. Trong đó có Nghị quyết 18.65 ghi tại trang 134 và 135 về việc tôn vinh Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới./.
Hoàng Hoa (TTXVN/Vietnam+)