Ngày 30/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gặp mặt thân mật 45 đại biểu Hội Di sản Văn hóa Thăng Long-Hà Nội nhân kỷ niệm 10 năm thành lập hội.
Sau khi nghe một số đại biểu báo cáo về tình hình hoạt động và những thành quả mà hội đạt được, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh 10 năm qua, Hội Di sản Văn hóa Thăng Long-Hà Nội đã có những đóng góp to lớn vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội và cả nước, nỗ lực tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về giá trị của di sản văn hóa.
Chủ tịch nước mong Hội phát triển mạnh mẽ, thực chất hơn để đóng góp nhiều hơn nữa vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thủ đô, cũng như cả nước, đồng thời, Hội cần nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Nhà nước những chủ trương, giải pháp bảo vệ các di sản văn hóa.
Chủ tịch nước cho rằng phải làm sao nâng cao ý thức của nhân dân về giá trị của di sản văn hóa. Nếu làm tốt, nhiệm vụ này không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa của dân tộc, mà còn tạo ra những giá trị mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên tinh thần này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị Hội Di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội, cũng như Hội Di sản văn hóa Việt Nam và các hội thành viên, phải tập trung vào nhiệm vụ phát huy sức mạnh giá trị di sản văn hóa dân tộc, bởi truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam chính là sức mạnh không gì sánh được, mang lại cho dân tộc những thắng lợi vẻ vang trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Cùng với đó, kho tàng di sản văn hóa Việt Nam đến nay vẫn chưa được khơi dậy hết, vì vậy các cấp hội phải tiếp tục tìm tòi, khai thác và phát huy hết vốn quý di sản văn hóa của dân tộc. Các hội di sản văn hóa phải mạnh mẽ đấu tranh với những việc làm xâm hại đến di sản văn hóa, truyền thống văn hóa; phải làm sao mãi giữ gìn, tôn tạo và phát huy tối đa giá trị di sản văn hóa, để những di sản này trở thành sức mạnh, hào khí của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Chủ tịch nước cũng mong rằng trên cơ sở Luật Di sản văn hóa, các hội di sản văn hóa phải nỗ lực hơn nữa, phải là lực lượng nòng cốt trong việc tiếp sức, thúc đẩy toàn dân tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Được thành lập vào tháng 3/2001 với khoảng 50 hội viên, đến nay Hội Di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội đã tập hợp được 1.150 hội viên, sinh hoạt tại 32 chi hội và tổ quản lý di tích thuộc các quận, huyện của Hà Nội.
Là một tổ chức xã hội tự nguyện, Hội đã vận động đông đảo hội viên và nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội tham gia công đức, quyên góp, tạo nguồn kinh phí tu bổ hàng trăm di tích lịch sử văn hóa, thực hiện một số đề an về di sản văn hóa hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội vừa qua, tổ chức nhiều hội thảo khoa học về di sản văn hóa./.
Sau khi nghe một số đại biểu báo cáo về tình hình hoạt động và những thành quả mà hội đạt được, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh 10 năm qua, Hội Di sản Văn hóa Thăng Long-Hà Nội đã có những đóng góp to lớn vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội và cả nước, nỗ lực tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về giá trị của di sản văn hóa.
Chủ tịch nước mong Hội phát triển mạnh mẽ, thực chất hơn để đóng góp nhiều hơn nữa vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thủ đô, cũng như cả nước, đồng thời, Hội cần nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Nhà nước những chủ trương, giải pháp bảo vệ các di sản văn hóa.
Chủ tịch nước cho rằng phải làm sao nâng cao ý thức của nhân dân về giá trị của di sản văn hóa. Nếu làm tốt, nhiệm vụ này không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa của dân tộc, mà còn tạo ra những giá trị mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên tinh thần này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị Hội Di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội, cũng như Hội Di sản văn hóa Việt Nam và các hội thành viên, phải tập trung vào nhiệm vụ phát huy sức mạnh giá trị di sản văn hóa dân tộc, bởi truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam chính là sức mạnh không gì sánh được, mang lại cho dân tộc những thắng lợi vẻ vang trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Cùng với đó, kho tàng di sản văn hóa Việt Nam đến nay vẫn chưa được khơi dậy hết, vì vậy các cấp hội phải tiếp tục tìm tòi, khai thác và phát huy hết vốn quý di sản văn hóa của dân tộc. Các hội di sản văn hóa phải mạnh mẽ đấu tranh với những việc làm xâm hại đến di sản văn hóa, truyền thống văn hóa; phải làm sao mãi giữ gìn, tôn tạo và phát huy tối đa giá trị di sản văn hóa, để những di sản này trở thành sức mạnh, hào khí của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Chủ tịch nước cũng mong rằng trên cơ sở Luật Di sản văn hóa, các hội di sản văn hóa phải nỗ lực hơn nữa, phải là lực lượng nòng cốt trong việc tiếp sức, thúc đẩy toàn dân tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Được thành lập vào tháng 3/2001 với khoảng 50 hội viên, đến nay Hội Di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội đã tập hợp được 1.150 hội viên, sinh hoạt tại 32 chi hội và tổ quản lý di tích thuộc các quận, huyện của Hà Nội.
Là một tổ chức xã hội tự nguyện, Hội đã vận động đông đảo hội viên và nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội tham gia công đức, quyên góp, tạo nguồn kinh phí tu bổ hàng trăm di tích lịch sử văn hóa, thực hiện một số đề an về di sản văn hóa hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội vừa qua, tổ chức nhiều hội thảo khoa học về di sản văn hóa./.
Dương Đức Dũng (TTXVN/Vietnam+)