Khám phá vùng sản xuất những đôi giày siêu đắt

Vùng Limousin của Pháp là nơi tập hợp những người thợ thủ công tài danh làm nên những món đồ xa xỉ cho các thương hiệu nổi tiếng.
Vùng Limousin của Pháp nổi tiếng vì những con bò béo tốt, phô mai ngon lành và đồ gồm tinh xảo. Nhưng đây còn là nơi có rất nhiều thợ thủ công chuyên chế hàng tiêu dùng xa xỉ, từ găng tay cho tới giày. Đó là những con người như Bernard. Dù đã có 30 năm kinh nghiệm, Bernard vẫn phải mất tới 3 giờ để may xong một đường nối, chỉ dùng đôi tay xương xẩu của ông, với một mũi khâu, một sợi chỉ may và một mảnh da giày để khâu nên một đôi giày. Tuy nhiên những đôi giày ông làm ra có giá tới 1.400 Euro (1.800 USD) mỗi đôi, bằng tiền lương cả tháng của những người mới khởi nghiệp bằng nghề đóng và sửa giày. Công ty ông làm việc cho là thương hiệu giày hạng sang J.M.Weston của Pháp, vốn sản xuất tới 80% các đôi giày của họ ở thành phố miền Trung Limoges. Bernard là một trong 860 người được tuyển dụng vào bộ phận hàng thủ công cao cấp đặt tại Limousin và cùng nhau họ mang lại doanh thu 97 triệu USD thường niên. Thành lập vào năm 1891, J.M.Weston giờ đang điều hành 2 xưởng thuộc da, với mục tiêu nuôi dưỡng, củng cố các bí kíp của riêng họ và thậm chí còn sản xuất cả loại xi đánh giày của riêng họ. Công ty sản xuất găng tăy Agnelle, vốn đặt ở thị trấn Saint-Junien của vùng Limousin, đang được điều hành bởi Sophie Gregoire, chắt của sáng lập viên thương hiệu này và sử dụng các truyền thống làm găng tay đã có từ thế kỷ 11. Công ty này cũng giữ toàn bộ dây chuyền sản xuất và các bí kíp trong gia đình. Mẹ của Gregoire là Josie Leroyer đưa đưa công ty theo con đường hiện nay vào cuối những năm 1960, khi bà thuyết phục hãng thời trang Dior giao cho công ty việc sản xuất găng tay. Con gái bà đã hoàn tất công việc, bằng cách mua lại công ty của gia đình và "áp dụng trở lại các nguyên tắc cơ bản của nghề này: sự lành nghề, tinh thông công việc và các bí kíp của gia đình." Joelle Talbot, lãnh đạo xưởng sản xuất trong công ty cho biết rằng Gregoire đã nhận ra việc các bí kíp có một không hai đã sắp mất đi. Ngày hôm nay, các khách hàng của công ty gồm những thương hiệu nổi tiếng như Givenchy, Marc Jacobs và Ralph Lauren. 20 thợ may của công ty sản xuất ra 120.000 đôi găng tay mỗi năm và họ hoàn toàn làm chủ quy trình dài 30 bước trong việc sản xuất một sản phẩm. Cũng đóng ở Limoges là công ty C 2000. Công ty may này là doanh nghiệp Pháp duy nhất chuyên cung cấp kỹ thuật khâu truyền thống dành riêng cho các loại vải mềm gọi là "flou" và khách hàng của họ là các hãng thời trang tên tuổi như Chanel, Lanvin hay Dior. Tổng giám đốc công ty, Bernard Blaizeau, hiểu quá rõ về nhu cầu nuôi dưỡng chuyên môn của 32 thợ may của ông, những người có tiền lương chiếm phần lớn trong chi phí sản xuất. Đảm bảo kỹ năng của họ được truyền lại cho thế hệ sau là mối quan tâm chính hiện nay. "Chúng thôi thường thay thế một cách có hệ thống những người tới tuổi về hưu. Mỗi lao động mới được tuyển sẽ được đào tạo bởi chính những người họ sắp thay thế trong 2-3 năm trước khi đôi bên thực hiện việc chuyển giao" - Blaizeau giải thích - "Đây là một sự đầu tư lớn."
Khám phá vùng sản xuất những đôi giày siêu đắt ảnh 1
Để may nên những chiếc găng này, những người thợ thủ công phải tuân thủ quy trình gồm 30 bước (Nguồn: AFP)
Cùng với Paris và vùng Rhones-Alpes nằm quanh Lyon, Limousin là một trong 3 vùng của Pháp có số lượng đông đảo nhất các công ty hoạt động dựa trên các kỹ năng thủ công truyền thống. Họ được chính quyền gọi là các công ty "di sản sống." Để đề cao các tài sản quý báu này, chính quyền khu vực hiện đang tính tới việc lập một thương hiệu hàng xa xỉ chung ở vùng Limousin để xuất khẩu hàng hóa ở đây ra bên ngoài. "Chúng tôi cần phải xuất khẩu sang các thị trường mới nổi với tiềm năng lớn và nền tảng tài chính mạnh" - lãnh đạo Hội đồng khu vựcLimousin Jean-Pierre Denanot nói. "Tiến ra thế giới là yếu tố quan trọng để hoạt động thủ công của chúng tôi tồn tại" - Blaizeau đồng tình và bày tỏ hy vọng các công ty địa phương có thể nhìn vào ví dụ của J.M.Weston, công ty đã thành công trong việc mở rộng hoạt động trong nước ngoài. Phòng thương mại vùng đã tạo nên hiệp hội "Hàng xa xỉ và kỹ năng xuất sắc ở Limousin", giúp quy tụ 13 công ty nằm ở nhóm đầu bảng. Theo lãnh đạo phòng, Jean-Pierre Limousin, một số công ty đã tiến thành công vào Nga, Trung Quốc hoặc Arập Xêút./.
Kim Anh

Tin cùng chuyên mục