Hàng năm, cứ vào khoảng mùng 10 tháng Chạp, không ít người tranh thủ mua vài chục kilôgam gạo Nàng thơm Chợ Đào để nấu bữa cơm cúng ông bà vào những ngày Tết hoặc đem biếu những người thân quen.
Tuy nhiên, năm nay đã cận kề Tết Nguyên đán, gạo nàng thơm Chợ Đào rất khan hiếm, không đủ đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng.
Ông Phạm Tên, ngụ xã Hướng Thọ Phú, thành phố Tân An (Long An) cho biết, hơn 10 năm nay, gia đình ông đều nhờ người quen mua 40kg gạo Nàng thơm Chợ Đào, trước để cúng bàn thở tổ tiên, sau đó con cháu về đoàn tụ, cùng thưởng thức loại gạo đặc sản này. Thế nhưng, hiện ông vẫn chưa mua được gạo Nàng thơm Chợ Đào vì không có hàng.
Theo chị Nguyễn Lê Thị Trường An, ngụ phường 3, thị xã Gò Công (Tiền Giang), gạo Nàng thơm Chợ Đào bán quanh năm rất nhiều ngoài thị trường nhưng không phải loại gạo “thứ thiệt.” Do vậy, mỗi năm vào đầu tháng Chạp, chị đến tận nơi trồng lúa Nàng thơm Chợ Đào ở xã Mỹ Lệ (huyện Cần Đước) để mua. Năm nay, chị đến nơi thì lúa vẫn chưa thu hoạch, còn đứng "sừng sững" trên những cánh đồng.
Gạo Nàng thơm Chợ Đào là đặc sản rất lâu đời của xã Mỹ Lệ - Cần Đước, vì nếu đem giống gạo này đi ra khỏi vùng đất Chợ Đào, thì không thể gieo cấy được. Kể cả những thửa ruộng giáp vùng này gieo sạ cùng thứ giống nhưng vẫn không cho ra sản phẩm giống đặc trưng của gạo Nàng thơm Chợ Đào.
Lý giải điều này, ông Trần Hữu Đức - một lão nông xã Mỹ Lệ, cho biết, sở dĩ nơi khác trồng vẫn được nhưng không cho ra loại thuần chủng là do nơi này được sự ưu đãi của hai dòng sông Vàm Cỏ Đông và sông Rạch Cát. Đây là vùng nước lợ và cũng là nơi được hai con sông bồi đắp phù sa quanh năm. Từ những hạt phù sa đặc biệt ấy đã chắt chiu cho ra đời thứ gạo Nàng thơm Chợ Đào nổi tiếng. Gạo này có đặc điểm thon, trắng và giữa eo hạt gạo có một điểm trắng đục hay gọi là hạt lựu và khi nấu, cơm xốp, mềm, có mùi thơm.
Người trồng lúa Nàng thơm Chợ Đào cũng đang lao đao, vì gạo đặc sản này chỉ bán trong dịp Tết mới có giá cao.
Theo chị Phạm Thị Mai Hương, ngụ ấp Rạch Đào, xã Mỹ Lệ, gia đình chị trồng được 1,5 ha lúa Nàng thơm Chợ Đào và chỉ trông chờ vào dịp Tết bán. Tuy vậy, đến thời điểm này cây lúa chỉ mới vào giai đoạn đứng đòng. Tính ra thì phải ra Giêng mới thu hoạch, như vậy thì đồng nghĩa với gia đình chị thất thu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch xã Mỹ Lệ (Cần Đước-Long An), cho biết, hiện toàn xã có 500ha lúa Nàng thơm Chợ Đào. Hàng năm, lúa đạt năng suất bình quân từ 3,5-4 tấn/ha và chủ yếu phục vụ cho vào dịp Tết. Năm nay, vào thời điểm này chỉ mới thu hoạch được 5ha.
Nguyên nhân khan hiếm gạo Nàng thơm Chợ Đào là do người nông dân thực hiện đợt né rầy nên gieo sạ chậm thời vụ. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là do hạn hán kéo dài, không có nước tưới tiêu. Bên cạnh đó, giao thông nông thôn còn hạn chế nên vấn đề đưa phương tiện vào phục vụ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn./.
Tuy nhiên, năm nay đã cận kề Tết Nguyên đán, gạo nàng thơm Chợ Đào rất khan hiếm, không đủ đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng.
Ông Phạm Tên, ngụ xã Hướng Thọ Phú, thành phố Tân An (Long An) cho biết, hơn 10 năm nay, gia đình ông đều nhờ người quen mua 40kg gạo Nàng thơm Chợ Đào, trước để cúng bàn thở tổ tiên, sau đó con cháu về đoàn tụ, cùng thưởng thức loại gạo đặc sản này. Thế nhưng, hiện ông vẫn chưa mua được gạo Nàng thơm Chợ Đào vì không có hàng.
Theo chị Nguyễn Lê Thị Trường An, ngụ phường 3, thị xã Gò Công (Tiền Giang), gạo Nàng thơm Chợ Đào bán quanh năm rất nhiều ngoài thị trường nhưng không phải loại gạo “thứ thiệt.” Do vậy, mỗi năm vào đầu tháng Chạp, chị đến tận nơi trồng lúa Nàng thơm Chợ Đào ở xã Mỹ Lệ (huyện Cần Đước) để mua. Năm nay, chị đến nơi thì lúa vẫn chưa thu hoạch, còn đứng "sừng sững" trên những cánh đồng.
Gạo Nàng thơm Chợ Đào là đặc sản rất lâu đời của xã Mỹ Lệ - Cần Đước, vì nếu đem giống gạo này đi ra khỏi vùng đất Chợ Đào, thì không thể gieo cấy được. Kể cả những thửa ruộng giáp vùng này gieo sạ cùng thứ giống nhưng vẫn không cho ra sản phẩm giống đặc trưng của gạo Nàng thơm Chợ Đào.
Lý giải điều này, ông Trần Hữu Đức - một lão nông xã Mỹ Lệ, cho biết, sở dĩ nơi khác trồng vẫn được nhưng không cho ra loại thuần chủng là do nơi này được sự ưu đãi của hai dòng sông Vàm Cỏ Đông và sông Rạch Cát. Đây là vùng nước lợ và cũng là nơi được hai con sông bồi đắp phù sa quanh năm. Từ những hạt phù sa đặc biệt ấy đã chắt chiu cho ra đời thứ gạo Nàng thơm Chợ Đào nổi tiếng. Gạo này có đặc điểm thon, trắng và giữa eo hạt gạo có một điểm trắng đục hay gọi là hạt lựu và khi nấu, cơm xốp, mềm, có mùi thơm.
Người trồng lúa Nàng thơm Chợ Đào cũng đang lao đao, vì gạo đặc sản này chỉ bán trong dịp Tết mới có giá cao.
Theo chị Phạm Thị Mai Hương, ngụ ấp Rạch Đào, xã Mỹ Lệ, gia đình chị trồng được 1,5 ha lúa Nàng thơm Chợ Đào và chỉ trông chờ vào dịp Tết bán. Tuy vậy, đến thời điểm này cây lúa chỉ mới vào giai đoạn đứng đòng. Tính ra thì phải ra Giêng mới thu hoạch, như vậy thì đồng nghĩa với gia đình chị thất thu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch xã Mỹ Lệ (Cần Đước-Long An), cho biết, hiện toàn xã có 500ha lúa Nàng thơm Chợ Đào. Hàng năm, lúa đạt năng suất bình quân từ 3,5-4 tấn/ha và chủ yếu phục vụ cho vào dịp Tết. Năm nay, vào thời điểm này chỉ mới thu hoạch được 5ha.
Nguyên nhân khan hiếm gạo Nàng thơm Chợ Đào là do người nông dân thực hiện đợt né rầy nên gieo sạ chậm thời vụ. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là do hạn hán kéo dài, không có nước tưới tiêu. Bên cạnh đó, giao thông nông thôn còn hạn chế nên vấn đề đưa phương tiện vào phục vụ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)