Tại cuộc họp bàn về kế hoạch triển khai thực hiện “Chiến lược nhà ở quốc gia đến 2020, tầm nhìn đến 2030” tổ chức ngày 9/2, Bộ Xây dựng cho biết để thực hiện mục tiêu cụ thể hóa và đưa chiến lược vào cuộc sống, ngay trong tháng Hai, Bộ Xây dựng sẽ có văn bản hướng dẫn các địa phương xây dựng, sửa đổi bổ sung chương trình phát triển nhà ở cho phù hợp với nội dung của chiến lược.
Hiện cả nước có 39 tỉnh, thành phố xây dựng và ban hành Chương trình phát triển nhà ở của địa phương đến 2020 theo quy định tại Luật Nhà ở và 2 địa phương đang xúc tiến xây dựng chương trình. 22 địa phương chưa xây dựng chương trình chủ yếu là các tỉnh có tỷ lệ dân số thấp hoặc thuộc địa bàn khó khăn.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh chiến lược nhà ở quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành có những quan điểm, giải pháp và cách tiếp cận mới nên đòi hỏi các tỉnh, thành phố phải sửa đổi bổ sung chương trình phát triển nhà ở của địa phương cho phù hợp. Lần đầu tiên Việt Nam có chiến lược quốc gia về nhà ở - đây chính là định hướng, kim chỉ nam để hành động và đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương cùng nhập cuộc.
Điểm khác biệt rõ nét nhất trong chiến lược là nhà nước tham gia phát triển nhà ở và phân định rõ 2 loại thị trường hàng hóa và phi hàng hóa; đồng thời xác định rõ 8 nhóm đối tượng khó khăn về nhà ở để có chính sách, cơ chế hỗ trợ. Nếu trước đây phát triển nhà ở là tự nguyện thì nay sẽ được “pháp lệnh hóa.”
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, giai đoạn này rất thuận lợi để thực hiện Chiến lược quốc gia về nhà ở bởi có nhiều văn bản, Nghị định đang được chỉnh sửa và xây dựng mới theo hướng đồng bộ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quá trình triển khai phát triển nhà ở... Riêng với phân khúc nhà ở xã hội, không để tồn tại sự phân biệt đối xử trái ngược với nhà thương mại về chất lượng, hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan môi trường... và quan trọng nhất là giá bán phải rẻ. Muốn vậy, phải tùy theo vị trí đất để lựa chọn phát triển nhà ở xã hội; thậm chí có thể đấu giá các vị trí đất có giá trị cao để lấy tiền xây dựng nhà ở xã hội và áp dụng công nghệ giúp hạ giá thành.
Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các địa phương và đơn vị liên quan nhanh chóng hoàn thành thống kê về nhà ở, đặc biệt nhu cầu nhà ở xã hội để có lộ trình triển khai thực hiện; đồng thời, quy hoạch lại hệ thống doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội... Các địa phương cần có kế hoạch triển khai Chiến lược nhà ở với các chỉ tiêu phù hợp với nhu cầu thực tế. Đơn cử, tại Bình Dương cần chú trọng phát triển nhà ở cho công nhân lao động; thành phố Hà Nội lại bức xúc về nhà ở cán bộ công chức và nhà ở cho người nghèo đô thị... Khi giao chỉ tiêu, các địa phương cũng cần có cam kết thực hiện với lộ trình cụ thể./.
Hiện cả nước có 39 tỉnh, thành phố xây dựng và ban hành Chương trình phát triển nhà ở của địa phương đến 2020 theo quy định tại Luật Nhà ở và 2 địa phương đang xúc tiến xây dựng chương trình. 22 địa phương chưa xây dựng chương trình chủ yếu là các tỉnh có tỷ lệ dân số thấp hoặc thuộc địa bàn khó khăn.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh chiến lược nhà ở quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành có những quan điểm, giải pháp và cách tiếp cận mới nên đòi hỏi các tỉnh, thành phố phải sửa đổi bổ sung chương trình phát triển nhà ở của địa phương cho phù hợp. Lần đầu tiên Việt Nam có chiến lược quốc gia về nhà ở - đây chính là định hướng, kim chỉ nam để hành động và đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương cùng nhập cuộc.
Điểm khác biệt rõ nét nhất trong chiến lược là nhà nước tham gia phát triển nhà ở và phân định rõ 2 loại thị trường hàng hóa và phi hàng hóa; đồng thời xác định rõ 8 nhóm đối tượng khó khăn về nhà ở để có chính sách, cơ chế hỗ trợ. Nếu trước đây phát triển nhà ở là tự nguyện thì nay sẽ được “pháp lệnh hóa.”
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, giai đoạn này rất thuận lợi để thực hiện Chiến lược quốc gia về nhà ở bởi có nhiều văn bản, Nghị định đang được chỉnh sửa và xây dựng mới theo hướng đồng bộ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quá trình triển khai phát triển nhà ở... Riêng với phân khúc nhà ở xã hội, không để tồn tại sự phân biệt đối xử trái ngược với nhà thương mại về chất lượng, hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan môi trường... và quan trọng nhất là giá bán phải rẻ. Muốn vậy, phải tùy theo vị trí đất để lựa chọn phát triển nhà ở xã hội; thậm chí có thể đấu giá các vị trí đất có giá trị cao để lấy tiền xây dựng nhà ở xã hội và áp dụng công nghệ giúp hạ giá thành.
Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các địa phương và đơn vị liên quan nhanh chóng hoàn thành thống kê về nhà ở, đặc biệt nhu cầu nhà ở xã hội để có lộ trình triển khai thực hiện; đồng thời, quy hoạch lại hệ thống doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội... Các địa phương cần có kế hoạch triển khai Chiến lược nhà ở với các chỉ tiêu phù hợp với nhu cầu thực tế. Đơn cử, tại Bình Dương cần chú trọng phát triển nhà ở cho công nhân lao động; thành phố Hà Nội lại bức xúc về nhà ở cán bộ công chức và nhà ở cho người nghèo đô thị... Khi giao chỉ tiêu, các địa phương cũng cần có cam kết thực hiện với lộ trình cụ thể./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)