Sáng 26/10, tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức khành thành cụm dự án khí-điện-đạm Cà Mau.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đỗ Văn Hậu nhấn mạnh, việc đưa cụm dự án khí-điện-đạm Cà Mau vào hoạt động có tác động lớn tới toàn bộ khu vực Tây Nam Bộ và cả nước, đóng góp một phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng.
Cụm dự án đưa vào khai thác, sử dụng đã thu hút và phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, xây lắp, cung ứng nguyên vật liệu, đồng thời tạo việc làm trực tiếp cho hàng ngàn lao động. Hàng năm, toàn cụm công nghiệp này đóng góp vào ngân sách tỉnh Cà Mau trên 1.000 tỷ đồng.
Cụm dự án khí-điện-đạm Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai tại Quyết định số 776/QĐ-TTg, ngày 26/6/2001 và giao Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) làm chủ đầu tư, nhằm mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khí thiên nhiên của đất nước. Đây là công trình có quy mô lớn và mang ý nghĩa chiến lược đối với việc bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực cho đất nước.
Cụm dự án có diện tích hơn 200ha (đặt tại ấp 6, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau), với tổng vốn đầu tư xây dựng trên 2 tỷ USD, bao gồm các dự án: Đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau; Nhà máy Điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2; Nhà máy Đạm Cà Mau cùng các công trình công nghiệp quan trọng khác như: cơ sở hạ tầng phụ trợ, khu dân sinh phục vụ tái định cư, khu đô thị mới cho cán bộ nhân viên trong khu công nghiệp.
Dự án đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau có công suất thiết kế 2 tỷ m3 khí/năm, nhận khí từ giàn BR-B mỏ PM3 đến Cà Mau cấp cho Nhà máy điện và Nhà máy Đạm Cà Mau. Từ khi đưa vào khai thác, sử dụng đến nay, dự án đã cung cấp hơn 7 tỷ m3 khí, đáp ứng nhu cầu cung cấp khí cho Nhà máy điện Cà Mau 1, Cà Mau 2 và Nhà máy Đạm Cà Mau.
Dự án Nhà máy Điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2, có công suất thiết kế 1.500MW, sử dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp thế hệ mới, có khả năng cung cấp sản lượng điện trên 8 tỷ KWh/năm, cung cấp điện cho Tây Nam bộ và hệ thống lưới điện quốc gia. Hai nhà máy này đã hoàn thành đúng tiến độ, với tổng sản lượng phát điện lên lưới điện quốc gia 32,6 tỷ kWh, kịp thời góp phần hạn chế thiếu hụt về điện năng, bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước.
Dự án Nhà máy Đạm Cà Mau là dự án có quy mô lớn nhất, phức tạp nhất trong cụm dự án. Nhà máy có công suất thiết kế 800.000 tấn urê/năm, được khởi công xây dựng vào ngày 26/7/2008; hoàn thành xây lắp, chạy thử cho ra sản phẩm thương mại đầu tiên vào ngày 29/1/2012 và chính thức vận hành thương mại từ 20/4/2012.
Nhà máy áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới, gồm: Công nghệ sản xuất Amoniac (Haldor Topsoe-Đan Mạch), công nghệ sản xuất urê (Snamprogetti-Italy) và công nghệ tạo hạt (Toyo Engineering Corporation-Nhật Bản). Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều thuộc khối EU/G7, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án đạt các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy của Việt Nam.
Đến nay, Nhà máy Đạm Cà Mau cung cấp hơn 400.000 tấn sản phẩm urê hạt đục có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu urê 40% thị phần toàn thị trường, góp phần ổn định nguồn phân bón phục vụ phát triển nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong thời gian thực hiện dự án, Ban Quản lý dự án đã tài trợ hơn 400 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu tái định cư, công trình giao thông nông thôn, trường học, xây dựng nhà ở tặng gia đình chính sách, trao học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi, hỗ trợ tiền đò cho học sinh nghèo.../.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đỗ Văn Hậu nhấn mạnh, việc đưa cụm dự án khí-điện-đạm Cà Mau vào hoạt động có tác động lớn tới toàn bộ khu vực Tây Nam Bộ và cả nước, đóng góp một phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng.
Cụm dự án đưa vào khai thác, sử dụng đã thu hút và phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, xây lắp, cung ứng nguyên vật liệu, đồng thời tạo việc làm trực tiếp cho hàng ngàn lao động. Hàng năm, toàn cụm công nghiệp này đóng góp vào ngân sách tỉnh Cà Mau trên 1.000 tỷ đồng.
Cụm dự án khí-điện-đạm Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai tại Quyết định số 776/QĐ-TTg, ngày 26/6/2001 và giao Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) làm chủ đầu tư, nhằm mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khí thiên nhiên của đất nước. Đây là công trình có quy mô lớn và mang ý nghĩa chiến lược đối với việc bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực cho đất nước.
Cụm dự án có diện tích hơn 200ha (đặt tại ấp 6, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau), với tổng vốn đầu tư xây dựng trên 2 tỷ USD, bao gồm các dự án: Đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau; Nhà máy Điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2; Nhà máy Đạm Cà Mau cùng các công trình công nghiệp quan trọng khác như: cơ sở hạ tầng phụ trợ, khu dân sinh phục vụ tái định cư, khu đô thị mới cho cán bộ nhân viên trong khu công nghiệp.
Dự án đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau có công suất thiết kế 2 tỷ m3 khí/năm, nhận khí từ giàn BR-B mỏ PM3 đến Cà Mau cấp cho Nhà máy điện và Nhà máy Đạm Cà Mau. Từ khi đưa vào khai thác, sử dụng đến nay, dự án đã cung cấp hơn 7 tỷ m3 khí, đáp ứng nhu cầu cung cấp khí cho Nhà máy điện Cà Mau 1, Cà Mau 2 và Nhà máy Đạm Cà Mau.
Dự án Nhà máy Điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2, có công suất thiết kế 1.500MW, sử dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp thế hệ mới, có khả năng cung cấp sản lượng điện trên 8 tỷ KWh/năm, cung cấp điện cho Tây Nam bộ và hệ thống lưới điện quốc gia. Hai nhà máy này đã hoàn thành đúng tiến độ, với tổng sản lượng phát điện lên lưới điện quốc gia 32,6 tỷ kWh, kịp thời góp phần hạn chế thiếu hụt về điện năng, bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước.
Dự án Nhà máy Đạm Cà Mau là dự án có quy mô lớn nhất, phức tạp nhất trong cụm dự án. Nhà máy có công suất thiết kế 800.000 tấn urê/năm, được khởi công xây dựng vào ngày 26/7/2008; hoàn thành xây lắp, chạy thử cho ra sản phẩm thương mại đầu tiên vào ngày 29/1/2012 và chính thức vận hành thương mại từ 20/4/2012.
Nhà máy áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới, gồm: Công nghệ sản xuất Amoniac (Haldor Topsoe-Đan Mạch), công nghệ sản xuất urê (Snamprogetti-Italy) và công nghệ tạo hạt (Toyo Engineering Corporation-Nhật Bản). Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều thuộc khối EU/G7, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án đạt các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy của Việt Nam.
Đến nay, Nhà máy Đạm Cà Mau cung cấp hơn 400.000 tấn sản phẩm urê hạt đục có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu urê 40% thị phần toàn thị trường, góp phần ổn định nguồn phân bón phục vụ phát triển nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong thời gian thực hiện dự án, Ban Quản lý dự án đã tài trợ hơn 400 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu tái định cư, công trình giao thông nông thôn, trường học, xây dựng nhà ở tặng gia đình chính sách, trao học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi, hỗ trợ tiền đò cho học sinh nghèo.../.
Kim Há (TTXVN)