Ngày 14/3, đoàn công tác của Bộ Y tế do phó giáo sư, tiến sĩ Phan Trọng Lân, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng làm Trưởng đoàn đã đến khảo sát tại vùng mắc hội chứng viêm da bàn tay, bàn chân ở xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi.
Các chuyên gia y tế đã lấy mẫu lúa, gạo, cơm tại các gia đình có người mắc bệnh, gia đình có người tái phát và gia đình không có người mắc bệnh để làm xét nghiệm; đồng thời khảo sát môi trường sống, vệ sinh ăn uống của người dân.
Sau khi khảo sát tại xã Ba Điền, đoàn đã làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân và Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ. Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện Ba Tơ, đến thời điểm hiện tại có 14 ca bệnh, trong đó có 11 ca chính thức và 3 ca đang được theo dõi vì tổn thương chưa rõ ràng.
Ông Phạm Văn Néo, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện có ý kiến, nếu nói bà con mắc bệnh là do ăn gạo ủ thì chúng tôi muốn các chuyên gia giải thích tại sao người dân ở các xã khác cũng ăn gạo như thế nhưng không mắc bệnh; thậm chí, cùng là xã Ba Điền nhưng thôn Làng Rêu có số người mắc nhiều nhất còn các thôn khác thì ít hoặc không có người mắc bệnh. Các chuyên gia nghĩ sao về việc bệnh bùng phát theo chu kỳ?
Tiến sĩ Trân Minh Như Nguyện, Chuyên gia dịch tế tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho rằng: Người dân có những tập quán riêng của họ, nhưng vấn đề là chúng ta thấy được hiện tượng và có những dấu hiệu. Nên chúng ta coi đây là một trong những yếu tố nguy cơ, còn nguyên nhân gây bệnh thì cần phải có thời gian để ngiên cứu.
Theo nhận xét phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Trọng Lân, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng: Qua khảo sát cho thấy hiện môi trường sống của người dân Ba Điền tương đối sạch sẽ, nhiều gia đình đã phơi lúa trước khi cất, nhưng vẫn còn nhiều người mang cất lúa sau khi thu hoạch. Tuy nhiên, nhiều chòi lúa của các gia đình còn ẩm mốc, có côn trùng sinh sống, lúa bị vón cục.
Qua nhiều xét nghiệm, nghiên cứu thấy rằng, sử dụng gạo thu hoạch mùa trước và thóc được lưu trữ trong chòi là các yếu tố nguy cơ liên quan đến hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân. 36,6% mẫu thóc và 10,7% mẫu gạo có độc tố nấm Aflatoxin. 60,7% số người bệnh và 8,9% số người không mắc bệnh trong nhóm nghiên cứu có men gan cao gấp hai lần bình thường; chưa có bằng chứng nguyên nhân do hóa chất, kim loại nặng và do virus vi sinh vật. Do đó, qua triển khai các biện pháp can thiệp đã được thực hiện có hiệu quả trong việc giảm số ca mắc và tử vong.
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định nấm mốc là nguyên nhân gây bệnh, mà chỉ có thể coi đây là một trong các nguyên nhân gây ra Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân.
Cũng chiều 14/3, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức hội chẩn trực tuyến 2 trường hợp mắc Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi. Lãnh đạo khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi đã báo cáo tóm tắt hồ sơ bệnh án của 2 bệnh nhân là vợ chồng ông Đinh Văn Hoàng và bà Đinh Thị Lơ trú tại thôn Kà Khu, xã Sơn Ba, Sơn Hà. Đây là 2 ca bệnh có thói quen ăn gạo từ lúa ủ. Da vùng quanh móng tay móng chân bong vẩy, có nốt đen, đốt dày sừng, có rìa tím. Diễn biến cận lâm sàn không có gì bất thường, siêu âm bụng, tim kết quả tốt.
Sau khi áp dụng điều trị phác đồ của Bộ Y tế, tình trạng bệnh vẫn không chuyển biến. Đặc biệt, sau vài ngày trốn về nhà, 2 bệnh nhân trở lại bệnh viện với tình trạng da bàn tay, bàn chân bong tróc rất nhiều.
Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Duệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai lưu ý: Cả hai bệnh nhân đều có thói quen ăn gạo ủ - chất tạo điều kiện cho độc chất Aflatoxin phát triển với nồng độ cao hơn rất nhiều lần mức độ cho phép. Đây là chất có tác động phá hủy chức năng gan, gây ung thư gan và cũng là nghi can số một trong việc gây ra Hội chứng viêm da trong thời gian qua; yêu cầu ngành y tế địa phương và chính quyền cần làm triệt để trong công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân không nên ăn gạo từ lúa ủ hoặc không được ăn gạo nhà nước cấp sau khi để quá lâu. Song không loại trừ nguyên nhân gây bệnh là các yếu tố tổng hợp gồm vấn đề vệ sinh môi trường, tình trạng dinh dưỡng, các vi chất trong cơ thể.
Quảng Ngãi hiện có 16 trường hợp mắc Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân. Các bệnh nhân này tiếp tục được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế./.
Các chuyên gia y tế đã lấy mẫu lúa, gạo, cơm tại các gia đình có người mắc bệnh, gia đình có người tái phát và gia đình không có người mắc bệnh để làm xét nghiệm; đồng thời khảo sát môi trường sống, vệ sinh ăn uống của người dân.
Sau khi khảo sát tại xã Ba Điền, đoàn đã làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân và Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ. Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện Ba Tơ, đến thời điểm hiện tại có 14 ca bệnh, trong đó có 11 ca chính thức và 3 ca đang được theo dõi vì tổn thương chưa rõ ràng.
Ông Phạm Văn Néo, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện có ý kiến, nếu nói bà con mắc bệnh là do ăn gạo ủ thì chúng tôi muốn các chuyên gia giải thích tại sao người dân ở các xã khác cũng ăn gạo như thế nhưng không mắc bệnh; thậm chí, cùng là xã Ba Điền nhưng thôn Làng Rêu có số người mắc nhiều nhất còn các thôn khác thì ít hoặc không có người mắc bệnh. Các chuyên gia nghĩ sao về việc bệnh bùng phát theo chu kỳ?
Tiến sĩ Trân Minh Như Nguyện, Chuyên gia dịch tế tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho rằng: Người dân có những tập quán riêng của họ, nhưng vấn đề là chúng ta thấy được hiện tượng và có những dấu hiệu. Nên chúng ta coi đây là một trong những yếu tố nguy cơ, còn nguyên nhân gây bệnh thì cần phải có thời gian để ngiên cứu.
Theo nhận xét phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Trọng Lân, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng: Qua khảo sát cho thấy hiện môi trường sống của người dân Ba Điền tương đối sạch sẽ, nhiều gia đình đã phơi lúa trước khi cất, nhưng vẫn còn nhiều người mang cất lúa sau khi thu hoạch. Tuy nhiên, nhiều chòi lúa của các gia đình còn ẩm mốc, có côn trùng sinh sống, lúa bị vón cục.
Qua nhiều xét nghiệm, nghiên cứu thấy rằng, sử dụng gạo thu hoạch mùa trước và thóc được lưu trữ trong chòi là các yếu tố nguy cơ liên quan đến hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân. 36,6% mẫu thóc và 10,7% mẫu gạo có độc tố nấm Aflatoxin. 60,7% số người bệnh và 8,9% số người không mắc bệnh trong nhóm nghiên cứu có men gan cao gấp hai lần bình thường; chưa có bằng chứng nguyên nhân do hóa chất, kim loại nặng và do virus vi sinh vật. Do đó, qua triển khai các biện pháp can thiệp đã được thực hiện có hiệu quả trong việc giảm số ca mắc và tử vong.
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định nấm mốc là nguyên nhân gây bệnh, mà chỉ có thể coi đây là một trong các nguyên nhân gây ra Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân.
Cũng chiều 14/3, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức hội chẩn trực tuyến 2 trường hợp mắc Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi. Lãnh đạo khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi đã báo cáo tóm tắt hồ sơ bệnh án của 2 bệnh nhân là vợ chồng ông Đinh Văn Hoàng và bà Đinh Thị Lơ trú tại thôn Kà Khu, xã Sơn Ba, Sơn Hà. Đây là 2 ca bệnh có thói quen ăn gạo từ lúa ủ. Da vùng quanh móng tay móng chân bong vẩy, có nốt đen, đốt dày sừng, có rìa tím. Diễn biến cận lâm sàn không có gì bất thường, siêu âm bụng, tim kết quả tốt.
Sau khi áp dụng điều trị phác đồ của Bộ Y tế, tình trạng bệnh vẫn không chuyển biến. Đặc biệt, sau vài ngày trốn về nhà, 2 bệnh nhân trở lại bệnh viện với tình trạng da bàn tay, bàn chân bong tróc rất nhiều.
Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Duệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai lưu ý: Cả hai bệnh nhân đều có thói quen ăn gạo ủ - chất tạo điều kiện cho độc chất Aflatoxin phát triển với nồng độ cao hơn rất nhiều lần mức độ cho phép. Đây là chất có tác động phá hủy chức năng gan, gây ung thư gan và cũng là nghi can số một trong việc gây ra Hội chứng viêm da trong thời gian qua; yêu cầu ngành y tế địa phương và chính quyền cần làm triệt để trong công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân không nên ăn gạo từ lúa ủ hoặc không được ăn gạo nhà nước cấp sau khi để quá lâu. Song không loại trừ nguyên nhân gây bệnh là các yếu tố tổng hợp gồm vấn đề vệ sinh môi trường, tình trạng dinh dưỡng, các vi chất trong cơ thể.
Quảng Ngãi hiện có 16 trường hợp mắc Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân. Các bệnh nhân này tiếp tục được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế./.
Đinh Thị Hương (TTXVN)