Thống kê cho thấy ở Việt Nam, hiện có khoảng 20 triệu người bị lây nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C, trong đó có hơn 8 triệu người bị viêm gan virus mạn tính; hàng năm có hàng chục vạn người chết do xơ gan nặng hoặc ung thư gan.
Con số trên được đưa ra tại Lễ phát động phong trào toàn dân chung tay "đánh gục" virus viêm gan do Hội Gan mật Việt Nam tổ chức chiều 17/8, tại thành phố Đà Nẵng.
Dự và phát biểu tại lễ phát động, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh, lễ phát động thực sự đã gửi một thông điệp tốt đẹp, thể hiện sự mong muốn có một tiếng nói đồng thuận, sự quyết tâm, nỗ lực từ nhiều cấp quản lý đến mọi tầng lớp nhân dân cùng chung tay đẩy lùi bệnh tật nói chung và bệnh viêm gan nói riêng.
Phó Chủ tịch nước đề nghị, các cơ quan chức năng, nhất là ngành y tế mà nòng cốt là Hội Gan mật Việt Nam cần tăng cường phối hợp trong việc giáo dục truyền thông, để mọi cấp, mọi ngành và mọi người biết được tác hại của viêm gan virus, chung tay vào cuộc, quyết tâm đánh gục viêm gan virus.
Bộ Y tế cần thường xuyên chỉ đạo, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để phong trào thực sự được duy trì một cách có hiệu quả; tăng cường trang bị đầy đủ phương tiện, kỹ thuật tiên tiến để phục vụ đúng quy định an toàn trong truyền máu và các sản phẩm máu; thực hiện các biện pháp chống lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con trong khi sinh, đây là đường lây truyền quan trọng nhất vì nếu mẹ đang bị viêm gan virus B mãn tính, khi sinh khả năng lây truyền cho con lên đến 90%.
Các cơ quan có trách nhiệm trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cần vào cuộc tích cực trong việc kiểm soát nguồn thực phẩm và độ an toàn của các thực phẩm lưu hành trên thị trường để hạn chế mầm bệnh cho dân.
Các tỉnh, thành phố, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức hội cần nhận thức rõ tác hại của viêm gan virus và sự lây lan của nó mà chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân tôn trọng lối sống văn minh, vệ sinh, văn hóa để virus viêm gan không xâm nhập vào cộng đồng.
Toàn thể nhân dân, cần phát huy tinh thần "tự cứu lấy mình" trước khi các bác sĩ cứu, hãy trở thành người chiến sĩ, thi đua trong phong trào phòng chống viêm gan, đảm bảo nền nếp trong cuộc sống, không uống rượu, không hút thuốc lá, tích cực rèn luyện sức khỏe để chống lại căn bệnh này.
Viêm gan đang là mối hiểm họa thật sự cho toàn thể nhân loại, hàng ngày nó đang âm thầm gây những ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của hàng triệu người dân, cũng như đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các nước.
Để đối phó với đại dịch virus viêm gan, kỳ họp Đại hội đồng tổ chức Y tế thế giới với hơn 190 nước tham dự đã quyết định lấy ngày 28/7 hàng năm là Ngày phòng chống viêm gan thế giới. Thống kê cho thấy dịch virus viêm gan đã lây nhiễm khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới, với khoảng 500 triệu người bị viêm gan, hàng năm trên 1 triệu người tử vong./.
Con số trên được đưa ra tại Lễ phát động phong trào toàn dân chung tay "đánh gục" virus viêm gan do Hội Gan mật Việt Nam tổ chức chiều 17/8, tại thành phố Đà Nẵng.
Dự và phát biểu tại lễ phát động, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh, lễ phát động thực sự đã gửi một thông điệp tốt đẹp, thể hiện sự mong muốn có một tiếng nói đồng thuận, sự quyết tâm, nỗ lực từ nhiều cấp quản lý đến mọi tầng lớp nhân dân cùng chung tay đẩy lùi bệnh tật nói chung và bệnh viêm gan nói riêng.
Phó Chủ tịch nước đề nghị, các cơ quan chức năng, nhất là ngành y tế mà nòng cốt là Hội Gan mật Việt Nam cần tăng cường phối hợp trong việc giáo dục truyền thông, để mọi cấp, mọi ngành và mọi người biết được tác hại của viêm gan virus, chung tay vào cuộc, quyết tâm đánh gục viêm gan virus.
Bộ Y tế cần thường xuyên chỉ đạo, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để phong trào thực sự được duy trì một cách có hiệu quả; tăng cường trang bị đầy đủ phương tiện, kỹ thuật tiên tiến để phục vụ đúng quy định an toàn trong truyền máu và các sản phẩm máu; thực hiện các biện pháp chống lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con trong khi sinh, đây là đường lây truyền quan trọng nhất vì nếu mẹ đang bị viêm gan virus B mãn tính, khi sinh khả năng lây truyền cho con lên đến 90%.
Các cơ quan có trách nhiệm trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cần vào cuộc tích cực trong việc kiểm soát nguồn thực phẩm và độ an toàn của các thực phẩm lưu hành trên thị trường để hạn chế mầm bệnh cho dân.
Các tỉnh, thành phố, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức hội cần nhận thức rõ tác hại của viêm gan virus và sự lây lan của nó mà chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân tôn trọng lối sống văn minh, vệ sinh, văn hóa để virus viêm gan không xâm nhập vào cộng đồng.
Toàn thể nhân dân, cần phát huy tinh thần "tự cứu lấy mình" trước khi các bác sĩ cứu, hãy trở thành người chiến sĩ, thi đua trong phong trào phòng chống viêm gan, đảm bảo nền nếp trong cuộc sống, không uống rượu, không hút thuốc lá, tích cực rèn luyện sức khỏe để chống lại căn bệnh này.
Viêm gan đang là mối hiểm họa thật sự cho toàn thể nhân loại, hàng ngày nó đang âm thầm gây những ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của hàng triệu người dân, cũng như đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các nước.
Để đối phó với đại dịch virus viêm gan, kỳ họp Đại hội đồng tổ chức Y tế thế giới với hơn 190 nước tham dự đã quyết định lấy ngày 28/7 hàng năm là Ngày phòng chống viêm gan thế giới. Thống kê cho thấy dịch virus viêm gan đã lây nhiễm khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới, với khoảng 500 triệu người bị viêm gan, hàng năm trên 1 triệu người tử vong./.
Văn Sơn (TTXVN)