Sáng 28/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã phát lệnh khởi công Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc nhằm nâng công suất từ 180.000 tấn/năm hiện nay lên 500.000 tấn/năm.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy Đạm Hà Bắc là dự án quan trọng nằm trong chiến lược phát triển của ngành hóa chất nhằm sản xuất phân đạm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Phó Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng vì Nhà máy Đạm Hà Bắc lại do Chính phủ Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng từ năm 1960 và giúp cải tạo vào năm 2002 đang hoạt động hiệu quả.
Đến nay, liên danh nhà thầu Trung Quốc tiếp tục giúp Tập đoàn Hóa chất Việt Nam triển khai cải tạo, mở rộng nâng công suất nhà máy này.
Ông Hồ Tỏa Cẩm - Tham tán Kinh tế và Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã yêu cầu liên danh nhà thầu Trung Quốc tuân thủ pháp luật Việt Nam; hợp tác chặt chẽ với chủ đầu tư và các nhà thầu phụ, hoàn thành dự án đạt chất lượng cao và đúng tiến độ cam kết.
Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đạm Hà Bắc (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) là chủ đầu tư với tổng trị giá 568,6 triệu USD.
Dự án được mở rộng về phía Bắc của nhà máy và phần cải tạo được thực hiện trên mặt bằng của dây chuyền hiện có với tổng diện tích mở rộng và cải tạo là 29,3ha thuộc phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang và xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Theo ông Nguyễn Anh Dũng - Giám đốc Công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc, đây là dự án kết hợp đồng bộ các công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nhất hiện nay như công nghệ khí hóa than cám của hãng Shell (Hà Lan); công nghệ tinh chế khí của Linder (Đức), công nghệ Ure của Snamprogetti (Italy).
Với việc áp dụng công nghệ tiên tiến, dự án cho phép chuyển đổi việc sử dụng nguyên liệu than cục (có giá thành cao) sang sử dụng than cám 4a, 4b và cám 5 của Quảng Ninh (có giá thành rẻ hơn), giúp tiết kiệm tài nguyên.
Bên cạnh sản phẩm chính là phân urê, nhà máy còn cho sản phẩm trung gian amôniắc lỏng với sản lượng 300.000 tấn/năm, argon được sản xuất từ hệ thống phân ly không khí và lưu huỳnh thu hồi từ quá trình sản xuất.
Đặc biệt, trong điều kiện vận hành bình thường, lò hơi và máy phát điện của nhà máy có khả năng cung cấp đủ hơi đáp ứng yêu cầu công nghệ và phát điện với công suất 60 MW, không cần nhận điện lưới.
Để bảo vệ môi trường, toàn bộ các chất thải khí, lỏng và rắn trước khi thải ra môi trường đều được xử lý đạt các tiêu chuẩn mới nhất của Việt Nam .
Dự kiến, nhà máy đi vào sản xuất trong năm 2014 sẽ góp phần đảm bảo lượng phân đạm cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, hạn chế việc nhập khẩu phân đạm như hiện nay và tiến tới xuất khẩu.
Dự án cũng tạo thêm việc làm cho khoảng 400 lao động địa phương, hàng năm đóng góp thêm cho ngân sách khoảng 200 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 5/10/2010, hợp đồng EPC Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc trị giá 373 triệu USD đã được ký kết và trao cho liên danh nhà thầu gồm Công ty hữu hạn cổ phần khoa học kỹ thuật Ngũ Hoàn, Tổng Công ty xuất nhập khẩu máy Trung Quốc và Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp hóa chất Việt Nam, thực hiện trong 42 tháng./.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy Đạm Hà Bắc là dự án quan trọng nằm trong chiến lược phát triển của ngành hóa chất nhằm sản xuất phân đạm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Phó Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng vì Nhà máy Đạm Hà Bắc lại do Chính phủ Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng từ năm 1960 và giúp cải tạo vào năm 2002 đang hoạt động hiệu quả.
Đến nay, liên danh nhà thầu Trung Quốc tiếp tục giúp Tập đoàn Hóa chất Việt Nam triển khai cải tạo, mở rộng nâng công suất nhà máy này.
Ông Hồ Tỏa Cẩm - Tham tán Kinh tế và Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã yêu cầu liên danh nhà thầu Trung Quốc tuân thủ pháp luật Việt Nam; hợp tác chặt chẽ với chủ đầu tư và các nhà thầu phụ, hoàn thành dự án đạt chất lượng cao và đúng tiến độ cam kết.
Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đạm Hà Bắc (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) là chủ đầu tư với tổng trị giá 568,6 triệu USD.
Dự án được mở rộng về phía Bắc của nhà máy và phần cải tạo được thực hiện trên mặt bằng của dây chuyền hiện có với tổng diện tích mở rộng và cải tạo là 29,3ha thuộc phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang và xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Theo ông Nguyễn Anh Dũng - Giám đốc Công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc, đây là dự án kết hợp đồng bộ các công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nhất hiện nay như công nghệ khí hóa than cám của hãng Shell (Hà Lan); công nghệ tinh chế khí của Linder (Đức), công nghệ Ure của Snamprogetti (Italy).
Với việc áp dụng công nghệ tiên tiến, dự án cho phép chuyển đổi việc sử dụng nguyên liệu than cục (có giá thành cao) sang sử dụng than cám 4a, 4b và cám 5 của Quảng Ninh (có giá thành rẻ hơn), giúp tiết kiệm tài nguyên.
Bên cạnh sản phẩm chính là phân urê, nhà máy còn cho sản phẩm trung gian amôniắc lỏng với sản lượng 300.000 tấn/năm, argon được sản xuất từ hệ thống phân ly không khí và lưu huỳnh thu hồi từ quá trình sản xuất.
Đặc biệt, trong điều kiện vận hành bình thường, lò hơi và máy phát điện của nhà máy có khả năng cung cấp đủ hơi đáp ứng yêu cầu công nghệ và phát điện với công suất 60 MW, không cần nhận điện lưới.
Để bảo vệ môi trường, toàn bộ các chất thải khí, lỏng và rắn trước khi thải ra môi trường đều được xử lý đạt các tiêu chuẩn mới nhất của Việt Nam .
Dự kiến, nhà máy đi vào sản xuất trong năm 2014 sẽ góp phần đảm bảo lượng phân đạm cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, hạn chế việc nhập khẩu phân đạm như hiện nay và tiến tới xuất khẩu.
Dự án cũng tạo thêm việc làm cho khoảng 400 lao động địa phương, hàng năm đóng góp thêm cho ngân sách khoảng 200 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 5/10/2010, hợp đồng EPC Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc trị giá 373 triệu USD đã được ký kết và trao cho liên danh nhà thầu gồm Công ty hữu hạn cổ phần khoa học kỹ thuật Ngũ Hoàn, Tổng Công ty xuất nhập khẩu máy Trung Quốc và Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp hóa chất Việt Nam, thực hiện trong 42 tháng./.
Kim Anh-Việt Hùng (TTXVN/Vietnam+)