Cuộc bầu chọn huấn luyện viên, vận động viên tiêu biểu; vận động viên, huấn luyện viên thể thao người khuyết tật xuất sắc toàn quốc năm 2010 đã diễn ra sáng 6/1 đồng thời tại 3 địa điểm Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút sự tham dự của khoảng 270 nhà báo, phóng viên thể thao đến từ 80 cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
Có tổng số 69 vận động viên và 30 huấn luyện viên của 22 bộ môn được lọt vào danh sách đề cử để bầu ra 10 gương mặt vận động viên, 5 huấn luyện viên tiêu biểu toàn quốc; 5 vận động viên và 3 huấn luyện viên thể thao người khuyết tật xuất sắc toàn quốc.
Kết quả của cuộc bầu chọn sẽ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tổng cục Thể dục thể thao; Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Ủy ban Olympic Việt Nam công bố vào cuối giờ chiều ngày 7/1.
Trong năm 2010, thể thao Việt Nam đã tham dự các sự kiện lớn như ASIAD 16 tại Quảng Châu (Trung Quốc); Olympic trẻ tại Singapore; đại hội thể thao bãi biển Châu Á ở Muscat (Oman), hàng loạt các giải đấu tầm cỡ thế giới, châu lục và khu vực Đông Nam Á.
"Sân chơi" lớn nhất ở trong nước là Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI cũng vừa kết thúc cách đây ít ngày.
Thông qua những giải đấu này, các vận động viên Việt Nam đã giành được nhiều thành tích ấn tượng.
Điền kinh, môn thể thao Olympic đã thực sự khẳng định được chỗ đứng của mình khi có được 3 huy chương bạc, 2 huy chương Đồng, ghi tên Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng và Vũ Văn Huyện.
"Nữ hoàng điền kinh" Vũ Thị Hương cũng đã khép lại một năm thi đấu đầy thành công của mình sau khi phá kỷ lục quốc gia 200 mét nữ với thời gian 23''27 tại đại hội thể dục thể thao toàn quốc.
Với thành tích trên, Hương không những giành được huy chương vàng mà còn phá kỷ lục của chính mình lập tại SEA Games 2009 là 23''31 mà đồng thời xô đổ kỷ lục Đông Nam Á (23''30) của vận động viên người Thái Lan Supavadee đã nắm giữ hơn 10 năm qua.
Thành tích này của Hương cũng tiếp cận được top 5 vận động viên nữ chạy nhanh nhất châu Á ở cự ly 200 mét.
Ở môn Karatedo, võ sĩ trẻ Lê Bích Phương đã đánh dấu mốc son đáng nhớ của mình tại ASIAD 16 khi có được tấm huy chương vàng quý giá, qua đó giải được "cơn khát vàng" của thể thao Việt Nam khi tham gia đấu trường châu lục.
Không có được huy chương vàng nhưng làng cờ Việt Nam đánh giá rất cao 2 chiếc huy chương bạc Á vận hội 2010 của kỳ thủ Lê Quang Liêm ở môn cờ vua và Nguyễn Thành Bảo (cờ tướng).
Năm 2010 ghi nhận một bước tiến lớn của tay vợt cầu lông Nguyễn Tiến Minh khi anh duy trì vững vàng vị trí nằm trong top 10 thế giới và được mời tham dự Super Series Finals, giải đấu uy tín nhất dành cho 8 tay vợt hàng đầu thế giới.
Riêng bắn súng Việt Nam, tuy vẫn còn tiếc nuối bởi sự cố "tuột" mất huy chương vàng nội dung súng ngắn ổ quay 25 mét của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh nhưng những tấm huy chương bạc ở các nội dung súng trường hơi di động của nữ và đặc biệt là nội dung thi đấu Olympic súng ngắn bắn nhanh của Hà Minh Thành là những thành tích rất đáng tự hào...
Ở mảng thể thao người khuyết tật, với thành tích 3 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 10 huy chương đồng, Việt Nam đã vươn lên xếp thứ 11/41 đoàn tham dự Asian Para Games 2010./.
Có tổng số 69 vận động viên và 30 huấn luyện viên của 22 bộ môn được lọt vào danh sách đề cử để bầu ra 10 gương mặt vận động viên, 5 huấn luyện viên tiêu biểu toàn quốc; 5 vận động viên và 3 huấn luyện viên thể thao người khuyết tật xuất sắc toàn quốc.
Kết quả của cuộc bầu chọn sẽ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tổng cục Thể dục thể thao; Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Ủy ban Olympic Việt Nam công bố vào cuối giờ chiều ngày 7/1.
Trong năm 2010, thể thao Việt Nam đã tham dự các sự kiện lớn như ASIAD 16 tại Quảng Châu (Trung Quốc); Olympic trẻ tại Singapore; đại hội thể thao bãi biển Châu Á ở Muscat (Oman), hàng loạt các giải đấu tầm cỡ thế giới, châu lục và khu vực Đông Nam Á.
"Sân chơi" lớn nhất ở trong nước là Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI cũng vừa kết thúc cách đây ít ngày.
Thông qua những giải đấu này, các vận động viên Việt Nam đã giành được nhiều thành tích ấn tượng.
Điền kinh, môn thể thao Olympic đã thực sự khẳng định được chỗ đứng của mình khi có được 3 huy chương bạc, 2 huy chương Đồng, ghi tên Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng và Vũ Văn Huyện.
"Nữ hoàng điền kinh" Vũ Thị Hương cũng đã khép lại một năm thi đấu đầy thành công của mình sau khi phá kỷ lục quốc gia 200 mét nữ với thời gian 23''27 tại đại hội thể dục thể thao toàn quốc.
Với thành tích trên, Hương không những giành được huy chương vàng mà còn phá kỷ lục của chính mình lập tại SEA Games 2009 là 23''31 mà đồng thời xô đổ kỷ lục Đông Nam Á (23''30) của vận động viên người Thái Lan Supavadee đã nắm giữ hơn 10 năm qua.
Thành tích này của Hương cũng tiếp cận được top 5 vận động viên nữ chạy nhanh nhất châu Á ở cự ly 200 mét.
Ở môn Karatedo, võ sĩ trẻ Lê Bích Phương đã đánh dấu mốc son đáng nhớ của mình tại ASIAD 16 khi có được tấm huy chương vàng quý giá, qua đó giải được "cơn khát vàng" của thể thao Việt Nam khi tham gia đấu trường châu lục.
Không có được huy chương vàng nhưng làng cờ Việt Nam đánh giá rất cao 2 chiếc huy chương bạc Á vận hội 2010 của kỳ thủ Lê Quang Liêm ở môn cờ vua và Nguyễn Thành Bảo (cờ tướng).
Năm 2010 ghi nhận một bước tiến lớn của tay vợt cầu lông Nguyễn Tiến Minh khi anh duy trì vững vàng vị trí nằm trong top 10 thế giới và được mời tham dự Super Series Finals, giải đấu uy tín nhất dành cho 8 tay vợt hàng đầu thế giới.
Riêng bắn súng Việt Nam, tuy vẫn còn tiếc nuối bởi sự cố "tuột" mất huy chương vàng nội dung súng ngắn ổ quay 25 mét của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh nhưng những tấm huy chương bạc ở các nội dung súng trường hơi di động của nữ và đặc biệt là nội dung thi đấu Olympic súng ngắn bắn nhanh của Hà Minh Thành là những thành tích rất đáng tự hào...
Ở mảng thể thao người khuyết tật, với thành tích 3 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 10 huy chương đồng, Việt Nam đã vươn lên xếp thứ 11/41 đoàn tham dự Asian Para Games 2010./.
Cương Minh (Vietnam+)