Khởi động cải tổ hệ thống tài chính quốc tế

Sau khi Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) bất ngờ thành công, giới lãnh đạo G-20 quyết định bắt đầu công cuộc cải tổ hệ thống tài chính quốc tế.

Sau khi Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) bất ngờ thành công, giới lãnh đạo G-20 quyết định bắt đầu công cuộc cải tổ hệ thống tài chính quốc tế.

Việc cải tổ hệ thống tài chính quốc tế được các nước cam kết siết chặt quy định đối với các quỹ đầu cơ, tăng cường vai trò của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cũng như công bố "danh sách đen" những nơi được coi là "thiên đường trốn thuế".

Trước phiên khai mạc ngày 2/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã kêu gọi Hội nghị thống nhất và đạt được những kết quả cụ thể, trong đó có việc đưa ra mô hình cấu trúc mới cho các thị trường tài chính thế giới, thiết lập nền móng của hệ thống điều phối tài chính cho thế kỷ 21.

Hai nhà lãnh đạo cho rằng "đang có một cơ may lịch sử để xây dựng một thế giới mới" và không nên bỏ lỡ cơ hội này. Tổng thống Pháp tuyên bố không chấp nhận một “hệ thống tài chính tư bản vô nguyên tắc và vô đạo đức”.

Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo G-20 đã nhất trí áp dụng những biện pháp điều tiết và giám sát thị trường tài chính nghiêm ngặt hơn đối với các quỹ đầu cơ, như Pháp và Đức yêu cầu. Châu Âu và Mỹ cũng đồng ý minh bạch hóa hoạt động của các khu vực được coi là "thiên đường trốn thuế".

Giới quan sát nhận định đây là một thành công đáng kể của Hội nghị bởi trước đó, vấn đề điều chỉnh hệ thống tài chính thế giới vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Vấn đề này thậm chí được coi là nguyên nhân gây chia rẽ các nước, có thể dẫn đến nguy cơ thất bại của Hội nghị G-20./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục