26 doanh nghiệp xuất khẩu bông lớn nhất của các nước khu vực Đông và Nam Phi đã trực tiếp gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam ngày 19/8, tại Hà Nội, nhằm tháo gỡ những vưỡng mắc để tiếp tục đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng này trong tương lai.
Theo ước tính của trung tâm thương mại quốc tế (ITC), lượng sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu bông của các nuớc Đông và Nam Phi hiện nay có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất của Việt Nam (xấp xỉ 400 nghìn tấn/năm).
Chất lượng bông châu Phi được đánh giá khá tốt, giá thành hợp lý, phù hợp với sản xuất của Việt Nam,.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp đều phải nhập qua trung gian.
Chính vì vậy, theo Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa, việc gặp gỡ trực tiếp sẽ giúp hai bên có thêm thông tin về tình hình sản xuất, nhu cầu của nhau, đồng thời giúp các nhà quản lý tìm ra giải pháp để tháo gỡ những khó khăn về thị trường, hệ thống thanh toán, tập quán kinh doanh...
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cũng cho rằng việc tiếp xúc này sẽ đi đến việc ký kết những đơn hàng cụ thể, có chất lượng và đảm bảo tiến độ giao hàng.
Mặt khác, thông qua hội thảo lần này, phía Việt Nam cũng có thể nghiên cứu đầu tư các nhà máy kéo sợi tại các nước châu Phi.
Con số thống kê cho thấy, năm 2010 vừa qua, Việt Nam đã nhập khẩu 47.659 tấn bông, trị giá gần 194 triệu USD từ các nước châu Phi; trong đó số lượng bông nhập khẩu từ khu vực Đông và Nam Phi chiếm khoảng 1/3.
Các chuyên gia nhận định, với kim ngạch xuất khẩu dệt may liên tục tăng cao, dự kiến đạt 13 tỷ USD vào năm 2011 và lên tới 27 tỷ USD vào năm 2015 thì việc chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam nâng cao được năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường trong thời gian tới./.
Theo ước tính của trung tâm thương mại quốc tế (ITC), lượng sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu bông của các nuớc Đông và Nam Phi hiện nay có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất của Việt Nam (xấp xỉ 400 nghìn tấn/năm).
Chất lượng bông châu Phi được đánh giá khá tốt, giá thành hợp lý, phù hợp với sản xuất của Việt Nam,.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp đều phải nhập qua trung gian.
Chính vì vậy, theo Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa, việc gặp gỡ trực tiếp sẽ giúp hai bên có thêm thông tin về tình hình sản xuất, nhu cầu của nhau, đồng thời giúp các nhà quản lý tìm ra giải pháp để tháo gỡ những khó khăn về thị trường, hệ thống thanh toán, tập quán kinh doanh...
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cũng cho rằng việc tiếp xúc này sẽ đi đến việc ký kết những đơn hàng cụ thể, có chất lượng và đảm bảo tiến độ giao hàng.
Mặt khác, thông qua hội thảo lần này, phía Việt Nam cũng có thể nghiên cứu đầu tư các nhà máy kéo sợi tại các nước châu Phi.
Con số thống kê cho thấy, năm 2010 vừa qua, Việt Nam đã nhập khẩu 47.659 tấn bông, trị giá gần 194 triệu USD từ các nước châu Phi; trong đó số lượng bông nhập khẩu từ khu vực Đông và Nam Phi chiếm khoảng 1/3.
Các chuyên gia nhận định, với kim ngạch xuất khẩu dệt may liên tục tăng cao, dự kiến đạt 13 tỷ USD vào năm 2011 và lên tới 27 tỷ USD vào năm 2015 thì việc chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam nâng cao được năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường trong thời gian tới./.
Đức Duy (Vietnam+)