Trước tình hình dịch bệnh tai xanh và lở mồm, long móng rên đàn gia súc diễn biến phức tạp, chưa có thuốc đặc trị, sáng kiến “Ứng dụng vắcxin Aftopor khống chế dịch lở mồm, long móng ở trâu, bò, lợn trên địa bàn tỉnh Nam Định” của bác sỹ thú y Lã Viết Hiển - Chi cục Thú y tỉnh Nam Định đã mở ra một hướng đi mới, một giải pháp có khả năng đối phó hiệu quả vấn đề dịch bệnh.
Sáng kiến này đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định tặng bằng khen và đang được nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Lở mồm, long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh ở các loài động vật móng guốc chẵn như trâu, bò, lợn, dê, cừu...Bệnh xảy ra quanh năm ở mọi thời kỳ phát triển của gia súc, trong đó gia súc non có tỷ lệ mắc bệnh và chết cao hơn gia súc trưởng thành.
Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), bệnh lở mồm, long móng được xếp số 1 thuộc bảng A trong danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất cho chăn nuôi.
Sau nhiều năm nghiên cứu, bác sỹ Hiển đã tìm ra sáng kiến ứng dụng vắcxin Aftopor và lập ra phác đồ điều trị nhằm khống chế dịch lở mồm, long móng trên đàn trâu, bò, lợn.
Sau khi tiến hành lấy mẫu máu 1.330 trâu, bò, lợn đang khỏe mạnh để xét nghiệm, ông Hiển đã phát hiện đến 88 con dương tính với bệnh lở mồm, long móng. Điều này cho thấy mầm bệnh lở mồm, long móng vẫn tồn tại trong cơ thể đàn gia súc ở thể ẩn và có nguy cơ bùng phát khi điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi. Do đó, nếu chỉ áp dụng biện pháp tiêu hủy với số gia súc mắc bệnh thì vẫn không khống chế được bệnh lở mồm, long móng vì còn bao nhiêu gia súc mắc bệnh thể ẩn. Không những vậy, việc tiêu hủy gia súc gây áp lực tâm lý rất lớn cho người chăn nuôi khi hỗ trợ của nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 50-60% giá thị trường, đây là nguyên nhân khiến người chăn nuôi tìm cách bán chạy gia súc ốm làm cho dịch có điều kiện phát tán, lây lan trên diện rộng.
Bác sỹ Hiển cho biết phương pháp mà ông thực hiện khống chế dịch lở mồm, long móng trên đàn trâu, bò, lợn được tiến hành dựa trên việc sử dụng vắcxin Aftopor và kết hợp với kế hoạch thực hiện phác đồ điều trị đúng quy trình. Đây là phương pháp giúp gia súc không bị tiêu hủy mà vẫn phát triển bình thường. Sử dụng vắcxin điều trị dịch lở mồm, long móng mặc dù không khó, song phương pháp này đòi hỏi người chăn nuôi phải thực hiện đúng quy trình trong việc tiêm vắcxin Aftopor và có phác đồ điều trị thật cụ thể thì mới đem lại hiệu quả.
Bác sỹ Hiển cho biết thêm phương pháp này đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người chăn nuôi. Bởi lẽ nếu không tiến hành điều trị mà đem đi tiêu hủy ngay thì người chăn nuôi sẽ bị thiệt hại rất lớn khi giá trị trâu, bò thực tế là khoảng 9.000.000-15.000.000 đồng/con; lợn 60.000-80.000 đồng/kg trong khi đem đi tiêu hủy người chăn nuôi chỉ được hỗ trợ 30.000 đồng/kg trâu, bò và 25.000 đồng/kg lợn; công lao động 1.000 đ/kg. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp ứng dụng vắcxin Aftopor chỉ tốn kém 16.000 đồng/con cho một mũi tiêm và một lần tiêm. Đàn gia súc sau khi khỏi bệnh vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển bình thường.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ áp dụng cho mọi đối tượng gia súc mắc bệnh, thuận tiện cho các kỹ thuật viên tiêm phòng, hiệu quả khống chế dịch cao. Điều quan trọng là chủ hộ chăn nuôi sẽ không bán chạy gia súc ốm để dịch bệnh ngày càng lây lan; Nhà nước cũng không phải hỗ trợ kinh phí tiêu hủy gia súc mắc bệnh; môi trường sinh thái không bị ô nhiễm, giá thực phẩm cho người tiêu dùng không bị tăng cao.
Phương pháp nghiên cứu ứng dụng việc tiến hành tiêm thẳng vắcxin Aftopor vào ổ dịch và sử dụng đúng quy trình phác đồ điều trị sẽ giúp khống chế được dịch lở mồm, long móng trên đàn trâu, bò, lợn thay thế cho phương pháp tiêu hủy gia súc từ năm 2008 đến nay. Đây là sáng kiến có ý nghĩa lớn trong công tác phòng chống dịch lở mồm, long móng ở trâu, bò, lợn trên địa bàn tỉnh Nam Định và cần được nhân rộng để chủ động phòng chống dịch lở mồm, long móng cho đàn gia súc./.
Sáng kiến này đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định tặng bằng khen và đang được nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Lở mồm, long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh ở các loài động vật móng guốc chẵn như trâu, bò, lợn, dê, cừu...Bệnh xảy ra quanh năm ở mọi thời kỳ phát triển của gia súc, trong đó gia súc non có tỷ lệ mắc bệnh và chết cao hơn gia súc trưởng thành.
Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), bệnh lở mồm, long móng được xếp số 1 thuộc bảng A trong danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất cho chăn nuôi.
Sau nhiều năm nghiên cứu, bác sỹ Hiển đã tìm ra sáng kiến ứng dụng vắcxin Aftopor và lập ra phác đồ điều trị nhằm khống chế dịch lở mồm, long móng trên đàn trâu, bò, lợn.
Sau khi tiến hành lấy mẫu máu 1.330 trâu, bò, lợn đang khỏe mạnh để xét nghiệm, ông Hiển đã phát hiện đến 88 con dương tính với bệnh lở mồm, long móng. Điều này cho thấy mầm bệnh lở mồm, long móng vẫn tồn tại trong cơ thể đàn gia súc ở thể ẩn và có nguy cơ bùng phát khi điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi. Do đó, nếu chỉ áp dụng biện pháp tiêu hủy với số gia súc mắc bệnh thì vẫn không khống chế được bệnh lở mồm, long móng vì còn bao nhiêu gia súc mắc bệnh thể ẩn. Không những vậy, việc tiêu hủy gia súc gây áp lực tâm lý rất lớn cho người chăn nuôi khi hỗ trợ của nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 50-60% giá thị trường, đây là nguyên nhân khiến người chăn nuôi tìm cách bán chạy gia súc ốm làm cho dịch có điều kiện phát tán, lây lan trên diện rộng.
Bác sỹ Hiển cho biết phương pháp mà ông thực hiện khống chế dịch lở mồm, long móng trên đàn trâu, bò, lợn được tiến hành dựa trên việc sử dụng vắcxin Aftopor và kết hợp với kế hoạch thực hiện phác đồ điều trị đúng quy trình. Đây là phương pháp giúp gia súc không bị tiêu hủy mà vẫn phát triển bình thường. Sử dụng vắcxin điều trị dịch lở mồm, long móng mặc dù không khó, song phương pháp này đòi hỏi người chăn nuôi phải thực hiện đúng quy trình trong việc tiêm vắcxin Aftopor và có phác đồ điều trị thật cụ thể thì mới đem lại hiệu quả.
Bác sỹ Hiển cho biết thêm phương pháp này đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người chăn nuôi. Bởi lẽ nếu không tiến hành điều trị mà đem đi tiêu hủy ngay thì người chăn nuôi sẽ bị thiệt hại rất lớn khi giá trị trâu, bò thực tế là khoảng 9.000.000-15.000.000 đồng/con; lợn 60.000-80.000 đồng/kg trong khi đem đi tiêu hủy người chăn nuôi chỉ được hỗ trợ 30.000 đồng/kg trâu, bò và 25.000 đồng/kg lợn; công lao động 1.000 đ/kg. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp ứng dụng vắcxin Aftopor chỉ tốn kém 16.000 đồng/con cho một mũi tiêm và một lần tiêm. Đàn gia súc sau khi khỏi bệnh vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển bình thường.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ áp dụng cho mọi đối tượng gia súc mắc bệnh, thuận tiện cho các kỹ thuật viên tiêm phòng, hiệu quả khống chế dịch cao. Điều quan trọng là chủ hộ chăn nuôi sẽ không bán chạy gia súc ốm để dịch bệnh ngày càng lây lan; Nhà nước cũng không phải hỗ trợ kinh phí tiêu hủy gia súc mắc bệnh; môi trường sinh thái không bị ô nhiễm, giá thực phẩm cho người tiêu dùng không bị tăng cao.
Phương pháp nghiên cứu ứng dụng việc tiến hành tiêm thẳng vắcxin Aftopor vào ổ dịch và sử dụng đúng quy trình phác đồ điều trị sẽ giúp khống chế được dịch lở mồm, long móng trên đàn trâu, bò, lợn thay thế cho phương pháp tiêu hủy gia súc từ năm 2008 đến nay. Đây là sáng kiến có ý nghĩa lớn trong công tác phòng chống dịch lở mồm, long móng ở trâu, bò, lợn trên địa bàn tỉnh Nam Định và cần được nhân rộng để chủ động phòng chống dịch lở mồm, long móng cho đàn gia súc./.
Thùy Dung (TTXVN)