Sau gần 6 tháng triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch cùng với sự phối hợp của các Bộ ngành và địa phương, lần đầu tiên trong năm, cả nước đã khống chế thành công dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Đây là thông tin được ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục thú y công bố tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều ngày 4/6, tại Hà Nội.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo đều nhận định nhờ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cũng như các văn bản chỉ đạo của các Bộ ngành liên quan, dịch bệnh trên gia súc gia cầm đã được ngăn chặn.
Đặc biệt là việc triển khai đề án phòng ngừa ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh sản phẩm gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép của Chính phủ đã góp phần ngăn chặn dịch cúm gia cầm trong một thời gian ngắn. Trong đó, phải kể đến nỗ lực của chính quyền địa phương và lực lượng chức năng ở các tuyến biên giới.
Cũng tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế cho biết đến nay, dịch cúm A (H5N1) trên người cũng đã được khống chế và Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp người nhiễm cúm A (H7N9) nào.
[Dịch bệnh gia súc, gia cầm cơ bản được khống chế]
Liên quan đến việc ngăn chặn gia cầm nhập khẩu trái phép qua biên giới, đại diện Bộ Công thương cho biết, thời gian qua, công tác này được lực lượng quản lý thị trường thực hiện trên toàn tuyến biên giới nên gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu đã giảm.
Để tiếp tục phòng chống dịch hiệu quả, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới được Ban Chỉ đạo lưu ý các địa phương và người chăn nuôi không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với dịch bệnh gia súc gia cầm bởi diễn biến thời tiết phức tạp đang làm giảm sức đề kháng của gia súc gia cầm; sự lưu hành của vi rút trong môi trường đặc biệt là tại những ổ dịch cũ có khả năng tái phát bất cứ lúc nào…
Vì vậy, giải pháp hữu hiệu vẫn là các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch cúm A(H7N9) và cúm A(H5N1). Chủ động giám sát lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện sự lưu hành vi rút cúm trên đàn gia cầm đặc biệt là gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, các địa phương cần tổ chức các biện pháp đồng bộ phòng chống dịch khác như tuân thủ các quy định về con giống, khuyến cáo áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường, khu vực chăn nuôi.
Ông Văn Đăng Kỳ, Trưởng phòng Dịch tễ, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng cường dự phòng 40 triệu liều vắcxin phòng cúm gia cầm, trong trường hợp dịch cúm xảy ra số vắcxin này sẽ được cấp cho các địa phương ngăn chặn dịch./.
Đây là thông tin được ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục thú y công bố tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều ngày 4/6, tại Hà Nội.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo đều nhận định nhờ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cũng như các văn bản chỉ đạo của các Bộ ngành liên quan, dịch bệnh trên gia súc gia cầm đã được ngăn chặn.
Đặc biệt là việc triển khai đề án phòng ngừa ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh sản phẩm gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép của Chính phủ đã góp phần ngăn chặn dịch cúm gia cầm trong một thời gian ngắn. Trong đó, phải kể đến nỗ lực của chính quyền địa phương và lực lượng chức năng ở các tuyến biên giới.
Cũng tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế cho biết đến nay, dịch cúm A (H5N1) trên người cũng đã được khống chế và Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp người nhiễm cúm A (H7N9) nào.
[Dịch bệnh gia súc, gia cầm cơ bản được khống chế]
Liên quan đến việc ngăn chặn gia cầm nhập khẩu trái phép qua biên giới, đại diện Bộ Công thương cho biết, thời gian qua, công tác này được lực lượng quản lý thị trường thực hiện trên toàn tuyến biên giới nên gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu đã giảm.
Để tiếp tục phòng chống dịch hiệu quả, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới được Ban Chỉ đạo lưu ý các địa phương và người chăn nuôi không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với dịch bệnh gia súc gia cầm bởi diễn biến thời tiết phức tạp đang làm giảm sức đề kháng của gia súc gia cầm; sự lưu hành của vi rút trong môi trường đặc biệt là tại những ổ dịch cũ có khả năng tái phát bất cứ lúc nào…
Vì vậy, giải pháp hữu hiệu vẫn là các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch cúm A(H7N9) và cúm A(H5N1). Chủ động giám sát lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện sự lưu hành vi rút cúm trên đàn gia cầm đặc biệt là gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, các địa phương cần tổ chức các biện pháp đồng bộ phòng chống dịch khác như tuân thủ các quy định về con giống, khuyến cáo áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường, khu vực chăn nuôi.
Ông Văn Đăng Kỳ, Trưởng phòng Dịch tễ, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng cường dự phòng 40 triệu liều vắcxin phòng cúm gia cầm, trong trường hợp dịch cúm xảy ra số vắcxin này sẽ được cấp cho các địa phương ngăn chặn dịch./.
Thu Hà (TTXVN)