Ngày 4/11, Ủy bán giám sát Tài chính Quốc gia đã có cuộc gặp gỡ báo chí trao đổi về tình hình kinh tế vĩ mô.
Ông Lê Đức Thúy, Ủy Viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho biết, tối ngày 3/11, Thường trực Chính phủ đã hợp bàn về tình hình kinh tế vĩ mô cấp bách. Sau đó, Thủ tướng đã yêu cầu Chủ tịch Ủy ban gặp mặt báo chỉ để trao đổi ý kiến chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, qua báo chí để công luận, để nhân dân hiểu rõ hơn những quan điểm và quyết định của Thường trực Chính phủ.
Không điều chỉnh tỷ giá
Những ngày qua tỷ giá là vấn đề thời sự nóng vì tỷ giá trên thị trường tự do lên cao đã cách khá xa so với tỷ giá chính thức. Tỷ giá trên thị trường tự do ngày 3/11 khoảng 21.000 đồng/USD, cách xa giá trên thị trường chính thức là 19.500 đồng/USD mà Ngân hàng Nhà nước đã công bố.
Theo ông Thúy, quá trình này diễn ra trong đà tăng liên tục trong nửa tháng qua và ngày nào cũng tăng. Có lúc trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá đã lên mức 19.880 đồng chứ không phải 19.500 như trần. Ngân hàng niêm yết giá nhưng giá mua vào bằng bán ra, thậm chí là cao hơn. Trên thực tế, ngoài giá mua vào bán ra như vậy đang có những chi phí khác và có hiện tượng lặp lại tình hình của một số thời kỳ trước đây.
Quy mô giao dịch ngoại tệ cũng giảm, trạng thái ngoại hối của các ngân hàng cũng giảm. Trước đây là khoảng 3%, sau đó giảm xuống dương 1% và đến giai đoạn những ngày gần đây xuống xấp xỉ 0%. Các ngân hàng cũng không dư thừa ngoại tệ để nói là găm giữ mà không bán, ông Thúy cho biết.
Do đó có hàng loạt những tác động không nhỏ đến kinh tế, trực tiếp là giá vàng. Nhiều người thường mua bán vàng bằng giá tự do hoặc tính lại bằng tỷ giá tự do, cho nên giá vàng tăng.
Giá cả hàng hóa cũng rụch rịch tăng theo vì chi phí nhập khẩu tăng lên, một số mặt hàng không nhập khẩu cũng lấy lý do vì giá vàng, giá USD tăng.
Ông Thúy cũng cho biết, vấn đề về kiểm soát chỉ số lạm phát cả năm cũng là một thách thức.
"Vấn đề khác nữa là hoạt động xuất nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng. Xét về mặt vĩ mô thì nền kinh tế có thể đứng trước sự bất ổn nếu chúng ta không có những thái độ đúng về vấn đề tỷ giá," ông Thúy nhấn mạnh.
Một số ý kiến cho rằng tỷ giá phải điều chỉnh nhưng mức độ điều chỉnh là khác nhau, một số thì cho rằng nên có biện pháp can thiệp để ổn định tỷ giá chứ không nên điều chỉnh tỷ giá… Trong dư luận kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá là rất lớn. Tuy nhiên, ông Thúy cho biết, ít nhất là từ nay đến Tết Âm lịch sẽ không điều chỉnh tỷ giá hay nới lỏng tỷ giá.
Ông Thúy phân tích, năm nay bằng những nỗ lực chung chúng ta đang phấn đấu đạt nhiều chỉ tiêu tốt trong kế hoạch đề ra.
Thứ nhất tăng trưởng GDP tối thiểu cũng đạt 6,5%. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết ngay cả lũ lụt ở miền Trung thì thiệt hại chủ yếu liên quan đến tài sản chứ liên quan đến tăng trưởng GDP không đáng kể, khả năng vẫn có thể đạt 6,7-6,8% GDP trong năm nay.
Thứ hai, chúng ta phấn đấu tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu để giảm nhập siêu. Tính đến hết tháng 10, dự báo cho thấy kết quả khá vì tăng trưởng xuất khẩu có thể đạt 23% trong khi kế hoạch chỉ 18% và nhập khẩu chỉ tăng trưởng khoảng 17%. Vì vậy mức nhập siêu trước đây dự kiến từ 13,5-14 tỷ thì theo dự báo nhập siêu chỉ lên đến 12 tỷ đồng.
Thứ 3, thâm hụt cán cân thanh toán năm nay chỉ khoảng 4 tỷ USD, chỉ bằng chưa đến một nửa so với 2009 (9 tỷ USD). Còn năm 2011, dự báo thặng dư thấp là 1 tỷ, cao là 2 tỷ USD.
Theo số liệu của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, trong vòng 15 ngày tháng 10, tiền gửi tiết kiệm của người dân giảm 45.000 tỷ đồng, như vậy người dân đã rút ra VND tương đương hơn 2 tỷ USD để mua USD, mua vàng, rồi lại gửi bằng USD có lợi hơn nên đồng USD tăng giá.
Thường trực Chính phủ nhận định, trong tình hình này, việc điều chỉnh tỷ giá là không có lợi cho nền kinh tế, đặc biệt xu hướng chung của thế giới là đồng USD đang yếu đi. Vì thế, Chính phủ quyết tâm giữ ổn định tỷ giá USD như hiện nay, ít nhất là tới Tết âm lịch.
Tăng cường "bơm" ngoại tệ ra thị trường
Ông Thúy cho biết, để thực hiện chủ trương giữ ổn định tỷ giá, Chính phủ vừa chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước bán đầy đủ USD ra thị trường, đồng thời, không thực hiện yêu cầu giảm lãi suất đối với các ngân hàng thương mại. Đây là hai trong gói các biện pháp nhằm bình ổn thị trường tiền tệ và kinh tế vĩ mô.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong tháng 9 Ngân hàng Nhà nước đã mua tăng 300 triệu USD, tháng 10 bán 200 triệu USD. Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng biện pháp này chưa đủ mạnh và khẳng định phải có chính sách can thiệp đủ mạnh, chẳng hạn như cấp đủ ngoại tệ cho nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, phân bón... để ổn định đời sống sinh hoạt của người dân.
Bên cạnh đó là tăng dự trữ ngoại tệ. Mặc dù hiện dự trữ ngoại tệ giảm mạnh so với mức cao (23 tỷ USD) nhưng vẫn cao hơn mức hơn 10 tỷ đồng của năm 2006, có nghĩa là nguồn dự trữ còn lại vẫn còn đủ để can thiệp trong tình hình hiện nay.
Ông Thúy cho rằng, trong tình hình hiện nay, Chính phủ không đặt yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải ép các ngân hàng thương mại để giảm lãi suất nữa mà điều chỉnh lãi suất theo cung – cầu thị trường. Trong trường hợp này lãi suất VND có thể tăng lên nhưng Chính phủ cho rằng việc tăng lãi sẽ không ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước không yêu cầu các ngân hàng thương mại phải huy động hay cho vay thấp hơn, mà để cho các ngân hàng thỏa thuận theo nhu cầu thị trường. Ngân hàng Nhà nước đồng thời sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở để điều chỉnh theo cơ chế thị trường, như lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn… Ngoài ra, thực hiện các biện pháp để lãi suất USD không tăng lên vì điều này càng làm cho đồng USD có giá khiến việc kiểm soát càng trở nên khó khăn./.
Ông Lê Đức Thúy, Ủy Viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho biết, tối ngày 3/11, Thường trực Chính phủ đã hợp bàn về tình hình kinh tế vĩ mô cấp bách. Sau đó, Thủ tướng đã yêu cầu Chủ tịch Ủy ban gặp mặt báo chỉ để trao đổi ý kiến chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, qua báo chí để công luận, để nhân dân hiểu rõ hơn những quan điểm và quyết định của Thường trực Chính phủ.
Không điều chỉnh tỷ giá
Những ngày qua tỷ giá là vấn đề thời sự nóng vì tỷ giá trên thị trường tự do lên cao đã cách khá xa so với tỷ giá chính thức. Tỷ giá trên thị trường tự do ngày 3/11 khoảng 21.000 đồng/USD, cách xa giá trên thị trường chính thức là 19.500 đồng/USD mà Ngân hàng Nhà nước đã công bố.
Theo ông Thúy, quá trình này diễn ra trong đà tăng liên tục trong nửa tháng qua và ngày nào cũng tăng. Có lúc trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá đã lên mức 19.880 đồng chứ không phải 19.500 như trần. Ngân hàng niêm yết giá nhưng giá mua vào bằng bán ra, thậm chí là cao hơn. Trên thực tế, ngoài giá mua vào bán ra như vậy đang có những chi phí khác và có hiện tượng lặp lại tình hình của một số thời kỳ trước đây.
Quy mô giao dịch ngoại tệ cũng giảm, trạng thái ngoại hối của các ngân hàng cũng giảm. Trước đây là khoảng 3%, sau đó giảm xuống dương 1% và đến giai đoạn những ngày gần đây xuống xấp xỉ 0%. Các ngân hàng cũng không dư thừa ngoại tệ để nói là găm giữ mà không bán, ông Thúy cho biết.
Do đó có hàng loạt những tác động không nhỏ đến kinh tế, trực tiếp là giá vàng. Nhiều người thường mua bán vàng bằng giá tự do hoặc tính lại bằng tỷ giá tự do, cho nên giá vàng tăng.
Giá cả hàng hóa cũng rụch rịch tăng theo vì chi phí nhập khẩu tăng lên, một số mặt hàng không nhập khẩu cũng lấy lý do vì giá vàng, giá USD tăng.
Ông Thúy cũng cho biết, vấn đề về kiểm soát chỉ số lạm phát cả năm cũng là một thách thức.
"Vấn đề khác nữa là hoạt động xuất nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng. Xét về mặt vĩ mô thì nền kinh tế có thể đứng trước sự bất ổn nếu chúng ta không có những thái độ đúng về vấn đề tỷ giá," ông Thúy nhấn mạnh.
Một số ý kiến cho rằng tỷ giá phải điều chỉnh nhưng mức độ điều chỉnh là khác nhau, một số thì cho rằng nên có biện pháp can thiệp để ổn định tỷ giá chứ không nên điều chỉnh tỷ giá… Trong dư luận kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá là rất lớn. Tuy nhiên, ông Thúy cho biết, ít nhất là từ nay đến Tết Âm lịch sẽ không điều chỉnh tỷ giá hay nới lỏng tỷ giá.
Ông Thúy phân tích, năm nay bằng những nỗ lực chung chúng ta đang phấn đấu đạt nhiều chỉ tiêu tốt trong kế hoạch đề ra.
Thứ nhất tăng trưởng GDP tối thiểu cũng đạt 6,5%. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết ngay cả lũ lụt ở miền Trung thì thiệt hại chủ yếu liên quan đến tài sản chứ liên quan đến tăng trưởng GDP không đáng kể, khả năng vẫn có thể đạt 6,7-6,8% GDP trong năm nay.
Thứ hai, chúng ta phấn đấu tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu để giảm nhập siêu. Tính đến hết tháng 10, dự báo cho thấy kết quả khá vì tăng trưởng xuất khẩu có thể đạt 23% trong khi kế hoạch chỉ 18% và nhập khẩu chỉ tăng trưởng khoảng 17%. Vì vậy mức nhập siêu trước đây dự kiến từ 13,5-14 tỷ thì theo dự báo nhập siêu chỉ lên đến 12 tỷ đồng.
Thứ 3, thâm hụt cán cân thanh toán năm nay chỉ khoảng 4 tỷ USD, chỉ bằng chưa đến một nửa so với 2009 (9 tỷ USD). Còn năm 2011, dự báo thặng dư thấp là 1 tỷ, cao là 2 tỷ USD.
Theo số liệu của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, trong vòng 15 ngày tháng 10, tiền gửi tiết kiệm của người dân giảm 45.000 tỷ đồng, như vậy người dân đã rút ra VND tương đương hơn 2 tỷ USD để mua USD, mua vàng, rồi lại gửi bằng USD có lợi hơn nên đồng USD tăng giá.
Thường trực Chính phủ nhận định, trong tình hình này, việc điều chỉnh tỷ giá là không có lợi cho nền kinh tế, đặc biệt xu hướng chung của thế giới là đồng USD đang yếu đi. Vì thế, Chính phủ quyết tâm giữ ổn định tỷ giá USD như hiện nay, ít nhất là tới Tết âm lịch.
Tăng cường "bơm" ngoại tệ ra thị trường
Ông Thúy cho biết, để thực hiện chủ trương giữ ổn định tỷ giá, Chính phủ vừa chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước bán đầy đủ USD ra thị trường, đồng thời, không thực hiện yêu cầu giảm lãi suất đối với các ngân hàng thương mại. Đây là hai trong gói các biện pháp nhằm bình ổn thị trường tiền tệ và kinh tế vĩ mô.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong tháng 9 Ngân hàng Nhà nước đã mua tăng 300 triệu USD, tháng 10 bán 200 triệu USD. Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng biện pháp này chưa đủ mạnh và khẳng định phải có chính sách can thiệp đủ mạnh, chẳng hạn như cấp đủ ngoại tệ cho nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, phân bón... để ổn định đời sống sinh hoạt của người dân.
Bên cạnh đó là tăng dự trữ ngoại tệ. Mặc dù hiện dự trữ ngoại tệ giảm mạnh so với mức cao (23 tỷ USD) nhưng vẫn cao hơn mức hơn 10 tỷ đồng của năm 2006, có nghĩa là nguồn dự trữ còn lại vẫn còn đủ để can thiệp trong tình hình hiện nay.
Ông Thúy cho rằng, trong tình hình hiện nay, Chính phủ không đặt yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải ép các ngân hàng thương mại để giảm lãi suất nữa mà điều chỉnh lãi suất theo cung – cầu thị trường. Trong trường hợp này lãi suất VND có thể tăng lên nhưng Chính phủ cho rằng việc tăng lãi sẽ không ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước không yêu cầu các ngân hàng thương mại phải huy động hay cho vay thấp hơn, mà để cho các ngân hàng thỏa thuận theo nhu cầu thị trường. Ngân hàng Nhà nước đồng thời sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở để điều chỉnh theo cơ chế thị trường, như lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn… Ngoài ra, thực hiện các biện pháp để lãi suất USD không tăng lên vì điều này càng làm cho đồng USD có giá khiến việc kiểm soát càng trở nên khó khăn./.
Minh Thúy (Vietnam+)