Đêm giao thừa, hàng vạn người từ nhiều nơi đã đổ về trung tâm thành phố Hà Nội để tìm một chỗ lý tưởng xem bắn pháo hoa, cùng chào đón giao thừa.
Thủ đô thiêng liêng trong thời khắc đất trời chờ phút chuyển giao năm cũ và đón năm mới Tân Mão 2011.
Năm nay, thành phố tổ chức bắn pháo hoa tại 29 điểm trên địa bàn Thủ đô. Mọi tuyến phố dẫn đến các điểm bắn pháo hoa đông nghẹt người. Phải khó khăn lắm mới có thể di chuyển được trong dòng người đang nô nức mở hội.
Các phố chung quanh hồ Hoàn Kiếm như Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ… vẫn là nơi tập trung đông người nhất. Bởi, không chỉ được trang hoàng lỗng lẫy với muôn vàn những chùm đèn, những quả cầu ánh sáng nhiều màu sắc, nơi đây còn có hai địa điểm bắn pháo hoa tầm cao của Thủ đô, một trước trụ sở của tòa sọan báo Hà Nội Mới, và một trước Bưu điện Thành phố.
Quanh hồ Gươm, nhiều chương trình xiếc tổng hợp, ca múa nhạc ngoài trời mang đậm nét văn hóa dân tộc cũng được tổ chức tại sân khấu Đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Không khí đón tân Xuân rộn rã khắp phố phường.
Thong dong đứng trước cửa trụ sở tòa sọan báo Hà Nội mới để ngắm dòng người đang ngày càng nối dài quanh hồ Gươm, chờ đón xem bắn pháo hoa, ông Võ Xuân Hùng, 78 tuổi, (phố Nguyễn Công Trứ, quận Hai Bà Trưng) cho biết, đã nhiều năm nay, ông và gia đình, gồm 8 người với 4 thế hệ, đều cùng nhau đón giao thừa ở Hồ Gươm.
“Cảm xúc đón thời khắc thiêng liêng, trọng đại của đất trời trong ánh sáng lung linh của pháo hoa rất khó tả. Tự cảm thấy thanh thản và trân trọng cuộc sống hơn,” ông Hùng bày tỏ.
Còn Nguyệt, 21 tuổi, cô con gái ông Hùng, được xem những tia pháo hoa vút thẳng lên cao rồi vỡ tung ra thành những chùm hoa ánh sáng muôn hình dáng và đầy màu sắc trong đêm giao thừa là niềm hạnh phúc vô cùng.
Với vợ chồng anh Nguyễn Đức Chiến (dốc Lương Yên, quận Hai Bà Trưng) thì vừa đón giao thừa vừa xem bắn pháo hoa và bán những cành lộc phục vụ người đi du xuân không còn là chuyện lạ.
“Cũng đem lại một khỏan thu nhập không nhỏ, như là một khỏan 'lì xì' đêm giao thừa, giúp cho giây phút mở đầu một năm mới của gia đình tôi được hanh thông,” anh Chiến cho hay.
Trong khoảng thời gian chờ đất trời chuyển giao năm cũ đón năm năm mới đó cũng có một thế giới khác hoàn toàn. Đó là hình ảnh bữa cơm tất niên và bày lễ gia tiên cúng giao thừa của mỗi gia đình người Hà Nội. Đứng trước ban thờ, ai cũng tôn nghiêm, thành khẩn. Trong tiết trời se lạnh, từng đụn hương trầm quyện vào nhau trên mâm đồ lễ, như chứng kiến khỏanh khắc đất trời giao hòa và lòng thành kính của mỗi gia chủ đang ước vọng, cầu mong về một năm mới bình yên, ấm no, hạnh phúc.
Phút giao thừa sắp đến. Hà Nội đã 1.000 năm tuổi, Thủ đô cũng đang chuyển mình với nhiều thay đổi đón Xuân Tân Mão 2011 đang về./.
Thủ đô thiêng liêng trong thời khắc đất trời chờ phút chuyển giao năm cũ và đón năm mới Tân Mão 2011.
Năm nay, thành phố tổ chức bắn pháo hoa tại 29 điểm trên địa bàn Thủ đô. Mọi tuyến phố dẫn đến các điểm bắn pháo hoa đông nghẹt người. Phải khó khăn lắm mới có thể di chuyển được trong dòng người đang nô nức mở hội.
Các phố chung quanh hồ Hoàn Kiếm như Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ… vẫn là nơi tập trung đông người nhất. Bởi, không chỉ được trang hoàng lỗng lẫy với muôn vàn những chùm đèn, những quả cầu ánh sáng nhiều màu sắc, nơi đây còn có hai địa điểm bắn pháo hoa tầm cao của Thủ đô, một trước trụ sở của tòa sọan báo Hà Nội Mới, và một trước Bưu điện Thành phố.
Quanh hồ Gươm, nhiều chương trình xiếc tổng hợp, ca múa nhạc ngoài trời mang đậm nét văn hóa dân tộc cũng được tổ chức tại sân khấu Đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Không khí đón tân Xuân rộn rã khắp phố phường.
Thong dong đứng trước cửa trụ sở tòa sọan báo Hà Nội mới để ngắm dòng người đang ngày càng nối dài quanh hồ Gươm, chờ đón xem bắn pháo hoa, ông Võ Xuân Hùng, 78 tuổi, (phố Nguyễn Công Trứ, quận Hai Bà Trưng) cho biết, đã nhiều năm nay, ông và gia đình, gồm 8 người với 4 thế hệ, đều cùng nhau đón giao thừa ở Hồ Gươm.
“Cảm xúc đón thời khắc thiêng liêng, trọng đại của đất trời trong ánh sáng lung linh của pháo hoa rất khó tả. Tự cảm thấy thanh thản và trân trọng cuộc sống hơn,” ông Hùng bày tỏ.
Còn Nguyệt, 21 tuổi, cô con gái ông Hùng, được xem những tia pháo hoa vút thẳng lên cao rồi vỡ tung ra thành những chùm hoa ánh sáng muôn hình dáng và đầy màu sắc trong đêm giao thừa là niềm hạnh phúc vô cùng.
Với vợ chồng anh Nguyễn Đức Chiến (dốc Lương Yên, quận Hai Bà Trưng) thì vừa đón giao thừa vừa xem bắn pháo hoa và bán những cành lộc phục vụ người đi du xuân không còn là chuyện lạ.
“Cũng đem lại một khỏan thu nhập không nhỏ, như là một khỏan 'lì xì' đêm giao thừa, giúp cho giây phút mở đầu một năm mới của gia đình tôi được hanh thông,” anh Chiến cho hay.
Trong khoảng thời gian chờ đất trời chuyển giao năm cũ đón năm năm mới đó cũng có một thế giới khác hoàn toàn. Đó là hình ảnh bữa cơm tất niên và bày lễ gia tiên cúng giao thừa của mỗi gia đình người Hà Nội. Đứng trước ban thờ, ai cũng tôn nghiêm, thành khẩn. Trong tiết trời se lạnh, từng đụn hương trầm quyện vào nhau trên mâm đồ lễ, như chứng kiến khỏanh khắc đất trời giao hòa và lòng thành kính của mỗi gia chủ đang ước vọng, cầu mong về một năm mới bình yên, ấm no, hạnh phúc.
Phút giao thừa sắp đến. Hà Nội đã 1.000 năm tuổi, Thủ đô cũng đang chuyển mình với nhiều thay đổi đón Xuân Tân Mão 2011 đang về./.
Anh Tùng (TTXVN/Vietnam+)