Hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh một số người dân ở các quận Bình Thạnh, Tân Phú, Gò Vấp, quận 7 báo cáo đến các trung tâm y tế là phát hiện loại bọ xít hút máu người và đã bị loại bọ xít này cắn.
Ngày 23/9, anh Mai Đình Thắng, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết viện đã thu thập mẫu và điều tra về loại bọ xít này gần ba tháng nay. Kết quả kiểm định ban đầu cho thấy loại bọ xít được phát hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng loại với bọ xít hút máu người đã được phát hiện tại Hà Nội trước đây.
Đến nay, Viện đã ghi nhận và tiến hành điều tra sáu trường hợp bị bọ xít hút máu người cắn, trong đó có một trường hợp ở Gò Vấp và năm trường hợp ở quận Bình Thạnh. Trường hợp nặng nhất bị các nốt đỏ, sưng, ngứa ở vết bọ xít cắn kéo dài khoảng hai tuần, các trường hợp khác chỉ sau một vài ngày là khỏi.
Theo anh Thắng, tuy đến nay chưa có cơ sở để khẳng định mức độ nguy hiểm của loại bọ xít này nhưng người dân không nên quá hoang mang vì qua một số trường hợp bị bọ xít cắn chưa có triệu chứng gì nguy hiểm, chỉ cần bôi thuốc chống dị ứng do côn trùng cắn, sau một vài ngày sẽ khỏi.
Người dân nên chú ý giữ gìn vệ sinh nhà cửa để tránh loại bọ xít này. Loại bọ xít hút máu này thường sống các kẽ gỗ, sàn gỗ, chỉ sống trong bóng tối và cắn người cũng trong bóng tối.
Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân không nên hoang mang khi phát hiện bọ xít hút máu vì chưa có ghi nhận trường hợp nào bị dị ứng toàn thân hay nguy kịch do bọ xít cắn mà chỉ bị các nốt đỏ khoảng vài ngày là khỏi./.
Ngày 23/9, anh Mai Đình Thắng, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết viện đã thu thập mẫu và điều tra về loại bọ xít này gần ba tháng nay. Kết quả kiểm định ban đầu cho thấy loại bọ xít được phát hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng loại với bọ xít hút máu người đã được phát hiện tại Hà Nội trước đây.
Đến nay, Viện đã ghi nhận và tiến hành điều tra sáu trường hợp bị bọ xít hút máu người cắn, trong đó có một trường hợp ở Gò Vấp và năm trường hợp ở quận Bình Thạnh. Trường hợp nặng nhất bị các nốt đỏ, sưng, ngứa ở vết bọ xít cắn kéo dài khoảng hai tuần, các trường hợp khác chỉ sau một vài ngày là khỏi.
Theo anh Thắng, tuy đến nay chưa có cơ sở để khẳng định mức độ nguy hiểm của loại bọ xít này nhưng người dân không nên quá hoang mang vì qua một số trường hợp bị bọ xít cắn chưa có triệu chứng gì nguy hiểm, chỉ cần bôi thuốc chống dị ứng do côn trùng cắn, sau một vài ngày sẽ khỏi.
Người dân nên chú ý giữ gìn vệ sinh nhà cửa để tránh loại bọ xít này. Loại bọ xít hút máu này thường sống các kẽ gỗ, sàn gỗ, chỉ sống trong bóng tối và cắn người cũng trong bóng tối.
Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân không nên hoang mang khi phát hiện bọ xít hút máu vì chưa có ghi nhận trường hợp nào bị dị ứng toàn thân hay nguy kịch do bọ xít cắn mà chỉ bị các nốt đỏ khoảng vài ngày là khỏi./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)