Thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội vừa có kết luận số 2592/UBXH12 ngày 12/10/2010 gửi Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội khẳng định chương trình dân số-kế hoạch hóa gia đình nếu bị xóa bỏ là bài học đáng buồn.
Cũng theo nhận định của Ủy ban, thời gian qua, công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình được thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia rất nề nếp, được đánh giá là khoa học, minh bạch và hiệu quả.
Dựa trên kết quả của Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở tháng 4/2009, tuy Việt Nam đạt mức sinh thay thế, song mức giảm sinh thực sự vẫn chưa ổn định.
Theo kinh nghiệm quốc tế cần 7-10 năm tiếp tục quan tâm đầu tư để duy trì và tạo sự giảm sinh vững chắc, thực tế kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ người dân có nguyện vọng sinh ba con còn rất cao, nếu lơi lỏng chỉ đạo, hạn chế và thay đổi cơ chế đầu tư có thể tác động xấu đến việc thực hiện Kết luận 44-KL/TƯ và Nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình.
Trong thời gian 2007-2009, khi thực hiện giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình đã gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đều phải tập trung chỉ đạo bằng các giải pháp khác nhau.
Nguyên nhân chính đã được thể hiện trong Kết luận 44-KL/TƯ của Bộ Chính trị, đó là mục tiêu chưa cụ thể rõ ràng từ Trung ương đến địa phương, thiếu chỉ đạo tập trung kiên quyết, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu... vì vậy, mỗi địa phương chỉ đạo thực hiện công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình theo một kiểu.
Kinh nghiệm của Indonesia, đất nước đã nhiều thành tựu về công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình cho thấy, năm 2004 đã bãi bỏ Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số-kế hoạch hóa gia đình và giao vào ngân sách chi thường xuyên cho các tỉnh, sau 3 năm tỷ lệ gia tăng dân số tăng trở lại, hiện nay Tổng thống đã ban hành 2-3 sắc lệnh để chỉ đạo vấn đề này mà chưa đưa được mức sinh về như cũ.
Trong khi công tác dân số hiện nay không đơn thuần chỉ là giảm tỷ lệ sinh mà còn có khá nhiều việc phải làm, tuy rất khó khăn. Đó là việc chống mất cân bằng giới tính khi sinh (hiện nay là 112 bé trai/100 bé gái; bình thường chỉ có 106/100, nguy cơ 20 năm sau sẽ có 2-3 triệu nam giới không lấy được vợ).
Bên cạnh đó, hiện nay mới thực hiện sàng lọc sức khỏe trước và sau sinh ở 14 tỉnh, thành, chủ yếu là đô thị và vùng lân cận. Nếu không đầu tư nguồn lực khó có thể giảm tỷ lệ 8% dân số là người khuyết tật.
Vì vậy, việc xóa bỏ Chương trình mục tiêu Quốc gia về dân số-kế hoạch hóa gia đình có thể là bài học đáng buồn thứ hai và sẽ khó sửa chữa sau bài học thứ nhất về việc giải thể Ủy ban Dân số-Gia đình và Trẻ em như trước đây./.
Cũng theo nhận định của Ủy ban, thời gian qua, công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình được thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia rất nề nếp, được đánh giá là khoa học, minh bạch và hiệu quả.
Dựa trên kết quả của Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở tháng 4/2009, tuy Việt Nam đạt mức sinh thay thế, song mức giảm sinh thực sự vẫn chưa ổn định.
Theo kinh nghiệm quốc tế cần 7-10 năm tiếp tục quan tâm đầu tư để duy trì và tạo sự giảm sinh vững chắc, thực tế kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ người dân có nguyện vọng sinh ba con còn rất cao, nếu lơi lỏng chỉ đạo, hạn chế và thay đổi cơ chế đầu tư có thể tác động xấu đến việc thực hiện Kết luận 44-KL/TƯ và Nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình.
Trong thời gian 2007-2009, khi thực hiện giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình đã gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đều phải tập trung chỉ đạo bằng các giải pháp khác nhau.
Nguyên nhân chính đã được thể hiện trong Kết luận 44-KL/TƯ của Bộ Chính trị, đó là mục tiêu chưa cụ thể rõ ràng từ Trung ương đến địa phương, thiếu chỉ đạo tập trung kiên quyết, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu... vì vậy, mỗi địa phương chỉ đạo thực hiện công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình theo một kiểu.
Kinh nghiệm của Indonesia, đất nước đã nhiều thành tựu về công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình cho thấy, năm 2004 đã bãi bỏ Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số-kế hoạch hóa gia đình và giao vào ngân sách chi thường xuyên cho các tỉnh, sau 3 năm tỷ lệ gia tăng dân số tăng trở lại, hiện nay Tổng thống đã ban hành 2-3 sắc lệnh để chỉ đạo vấn đề này mà chưa đưa được mức sinh về như cũ.
Trong khi công tác dân số hiện nay không đơn thuần chỉ là giảm tỷ lệ sinh mà còn có khá nhiều việc phải làm, tuy rất khó khăn. Đó là việc chống mất cân bằng giới tính khi sinh (hiện nay là 112 bé trai/100 bé gái; bình thường chỉ có 106/100, nguy cơ 20 năm sau sẽ có 2-3 triệu nam giới không lấy được vợ).
Bên cạnh đó, hiện nay mới thực hiện sàng lọc sức khỏe trước và sau sinh ở 14 tỉnh, thành, chủ yếu là đô thị và vùng lân cận. Nếu không đầu tư nguồn lực khó có thể giảm tỷ lệ 8% dân số là người khuyết tật.
Vì vậy, việc xóa bỏ Chương trình mục tiêu Quốc gia về dân số-kế hoạch hóa gia đình có thể là bài học đáng buồn thứ hai và sẽ khó sửa chữa sau bài học thứ nhất về việc giải thể Ủy ban Dân số-Gia đình và Trẻ em như trước đây./.
Nhật Minh (TTXVN/Vietnam+)