Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vừa đồng ý không triển khai phương án thuê dịch vụ công nghệ của nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ can thiệp, hạn chế thời tiết bất lợi trong thời gian, khu vực míttinh, diễu binh, diễu hành và chương trình văn hóa-nghệ thuật ngày 10/10.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung làm tốt nhiệm vụ theo dõi, dự báo và báo cáo Ban Tổ chức thời tiết khu vực Hà Nội trước 10 ngày và từng ngày; trong và sau khi tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành và chương trình văn hóa-nghệ thuật ngày 10/10 để Ban Tổ chức chủ động phương án cần thiết.
Trước đó có một số ý kiến bày tỏ lo ngại Hà Nội có thể có mưa lớn trong những ngày diễn ra Đại lễ 1000 năm Thăng Long, và nêu ý kiến sử dụng công nghệ "bắn mây" để ngăn mưa trong những ngày này.
Tuy nhiên, kinh phí cho việc này là khá lớn. Dự tính mỗi lần "bắn mây" để ngăn mưa trong 3 ngày có thể tiêu đến tiền tỷ USD.
Ý kiến của phía thành phố Hà Nội đã được thông tin rộng rãi cho rằng không cần thiết phải “bắn mây” phòng thời tiết xấu, để vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo an toàn. Thay vào đó, nếu trời mưa lớn thì thành phố sẽ có phương án chuyển tới Trung tâm Hội nghị Quốc gia để tổ chức Đại lễ.
Và theo chỉ đạo mới nhất của Chính phủ được đưa ra ngày hôm nay, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng kết luận không triển khai phương án thuê dịch vụ công nghệ của nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ can thiệp, hạn chế thời tiết bất lợi trong thời gian, khu vực míttinh, diễu binh, diễu hành và chương trình văn hóa-nghệ thuật ngày 10/10.
Theo kế hoạch, chương trình Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội sẽ diễn ra trong 10 ngày (từ 1-10/10) với 30 hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc cùng một chương trình kỷ niệm hoành tráng, trang trọng, xứng tầm sự kiện trọng đại và đậm chất anh hùng ca thể hiện tình cảm, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc.
Trước đó, trong chỉ đạo ngày 19/8 của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng về công tác chuẩn bị Đại lễ, Phó Thủ tướng cũng thống nhất việc không tổ chức đánh chiêng, trống và kéo còi trong cả nước. Đây cũng là một trong những đề tài thời gian qua đã được dư luận quan tâm khi bàn về các hoạt động kỷ niệm ngày Thủ đô chính thức tròn 1000 năm tuổi./.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung làm tốt nhiệm vụ theo dõi, dự báo và báo cáo Ban Tổ chức thời tiết khu vực Hà Nội trước 10 ngày và từng ngày; trong và sau khi tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành và chương trình văn hóa-nghệ thuật ngày 10/10 để Ban Tổ chức chủ động phương án cần thiết.
Trước đó có một số ý kiến bày tỏ lo ngại Hà Nội có thể có mưa lớn trong những ngày diễn ra Đại lễ 1000 năm Thăng Long, và nêu ý kiến sử dụng công nghệ "bắn mây" để ngăn mưa trong những ngày này.
Tuy nhiên, kinh phí cho việc này là khá lớn. Dự tính mỗi lần "bắn mây" để ngăn mưa trong 3 ngày có thể tiêu đến tiền tỷ USD.
Ý kiến của phía thành phố Hà Nội đã được thông tin rộng rãi cho rằng không cần thiết phải “bắn mây” phòng thời tiết xấu, để vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo an toàn. Thay vào đó, nếu trời mưa lớn thì thành phố sẽ có phương án chuyển tới Trung tâm Hội nghị Quốc gia để tổ chức Đại lễ.
Và theo chỉ đạo mới nhất của Chính phủ được đưa ra ngày hôm nay, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng kết luận không triển khai phương án thuê dịch vụ công nghệ của nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ can thiệp, hạn chế thời tiết bất lợi trong thời gian, khu vực míttinh, diễu binh, diễu hành và chương trình văn hóa-nghệ thuật ngày 10/10.
Theo kế hoạch, chương trình Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội sẽ diễn ra trong 10 ngày (từ 1-10/10) với 30 hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc cùng một chương trình kỷ niệm hoành tráng, trang trọng, xứng tầm sự kiện trọng đại và đậm chất anh hùng ca thể hiện tình cảm, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc.
Trước đó, trong chỉ đạo ngày 19/8 của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng về công tác chuẩn bị Đại lễ, Phó Thủ tướng cũng thống nhất việc không tổ chức đánh chiêng, trống và kéo còi trong cả nước. Đây cũng là một trong những đề tài thời gian qua đã được dư luận quan tâm khi bàn về các hoạt động kỷ niệm ngày Thủ đô chính thức tròn 1000 năm tuổi./.
(TTXVN/Vietnam+)