Ông Nguyễn Khắc Minh, Trưởng Ban quản lý Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc cho biết từ ngày mùng 1 Tết Nguyên đán (23/1) đến nay, Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, thuộc địa phận tỉnh Hải Dương, đã đón trên 7 vạn lượt khách đến hành hương.
Trung bình mỗi ngày Khu di tích đón hơn 1,5 vạn lượt du khách, những ngày cao điểm có trên 2 vạn lượt khách đến thắp hương, thưởng ngoạn tại đây.
Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc năm nay diễn ra gồm hai phần Lễ và Hội, trong đó tập trung nhiều vào phần Hội với các trò chơi mang đậm màu sắc dân gian, các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ bà con địa phương và du khách thập phương như thi đấu vật, chọi gà, cờ tướng, bơi thuyền chải, biểu diễn võ gậy, múa rối nước. Các làn điệu Quan họ, hát Chèo... làm tăng thêm âm sắc văn hóa truyền thống của Lễ hội.
Phần Lễ gồm các hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống nhằm cầu chúc cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Di tích Côn Sơn là một trong những cơ sở phát tích Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm thời Trần, cũng là địa danh gắn bó cuộc đời của danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.
Quần thể di tích Côn Sơn gồm khu vực núi Kỳ Lân, núi Ngũ Nhạc, hồ Côn Sơn, bãi rễ tự nhiên với cảnh trí “sơn thủy hữu tình,” tươi sáng mà u tịch, như thực như mơ. Nơi đây còn có chùa Côn Sơn cổ kính từ thời Lý, đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Nguyễn Trãi mới dựng như một tòa ngọc giữa thảm rừng xanh bạt ngàn thông reo vi vút...
Đến với Côn Sơn, du khách không chỉ tìm về cõi tâm linh để suy ngẫm "nhân tình thế thái," hướng thiện mà còn để thưởng ngoạn phong cảnh kỳ thú do thiên nhiên ban tặng.
Để đảm bảo Lễ hội an toàn, Ban quản lý Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc cũng phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các hoạt động mê tín dị đoan, các trò chơi cờ bạc…
Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc sẽ chính thức khai hội vào ngày 7/2 (tức ngày 16 tháng Giêng năm Nhâm Thìn)./.
Trung bình mỗi ngày Khu di tích đón hơn 1,5 vạn lượt du khách, những ngày cao điểm có trên 2 vạn lượt khách đến thắp hương, thưởng ngoạn tại đây.
Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc năm nay diễn ra gồm hai phần Lễ và Hội, trong đó tập trung nhiều vào phần Hội với các trò chơi mang đậm màu sắc dân gian, các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ bà con địa phương và du khách thập phương như thi đấu vật, chọi gà, cờ tướng, bơi thuyền chải, biểu diễn võ gậy, múa rối nước. Các làn điệu Quan họ, hát Chèo... làm tăng thêm âm sắc văn hóa truyền thống của Lễ hội.
Phần Lễ gồm các hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống nhằm cầu chúc cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Di tích Côn Sơn là một trong những cơ sở phát tích Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm thời Trần, cũng là địa danh gắn bó cuộc đời của danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.
Quần thể di tích Côn Sơn gồm khu vực núi Kỳ Lân, núi Ngũ Nhạc, hồ Côn Sơn, bãi rễ tự nhiên với cảnh trí “sơn thủy hữu tình,” tươi sáng mà u tịch, như thực như mơ. Nơi đây còn có chùa Côn Sơn cổ kính từ thời Lý, đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Nguyễn Trãi mới dựng như một tòa ngọc giữa thảm rừng xanh bạt ngàn thông reo vi vút...
Đến với Côn Sơn, du khách không chỉ tìm về cõi tâm linh để suy ngẫm "nhân tình thế thái," hướng thiện mà còn để thưởng ngoạn phong cảnh kỳ thú do thiên nhiên ban tặng.
Để đảm bảo Lễ hội an toàn, Ban quản lý Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc cũng phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các hoạt động mê tín dị đoan, các trò chơi cờ bạc…
Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc sẽ chính thức khai hội vào ngày 7/2 (tức ngày 16 tháng Giêng năm Nhâm Thìn)./.
Mạnh Tú (TTXVN/Vietnam+)