Theo báo Les Echos của Pháp, như thông lệ, các nước khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ cố gắng vay nhiều nhất vốn trên các thị trường trái phiếu vào đầu năm.
Chiến lược này nhằm đảm bảo cho các chương trình cung cấp tài chính, ước tính sẽ vượt 800 tỷ euro trong năm 2011 (đối với các khoản vay trung và dài hạn), trong môi trường tài chính luôn được đánh giá là bất ổn và bóng ma cuộc khủng hoảng của Ireland vẫn hiện hữu.
Italy khởi động đầu tiên cuộc đua này với việc phát hành trái phiếu cho năm 2011 vào ngày 30/12. Chưa có những kết quả cụ thể vì đây là giai đoạn hoạt động yếu của thị trường.
Cuộc đua thực sự bắt đầu vào tuần này khi Đức đấu giá 5 tỷ euro trái phiếu 10 năm và Pháp phát hành các loại trái phiếu 10, 15 và 20 năm với tổng trị giá ước tính từ 7,5-9 tỷ euro.
Bên cạnh đó, các nước "ngoại vi" cũng sẽ tiến hành đợt trắc nghiệm trên thị trường qua các khoản tín dụng ngắn hạn vào ngày 5/1, Bồ Đào Nha đã có kế hoạch vay 500 triệu euro trong sáu tháng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn lo ngại vì coi Bồ Đào Nha là mắt xích yếu sau Hy Lạp và Ireland. Chính phủ Bồ Đào Nha phải vay đủ vốn để có thể trả nợ trái phiếu khoảng 5 tỷ euro vào tháng Tư tới.
Bồ Đào Nha có nguy cơ sẽ rơi vào cảnh ngộ tương tự Hy Lạp khi lãi suất đi vay của nước này tăng mạnh hồi đầu năm 2010 khiến Hy Lạp không thể tiếp cận được với thị trường tín dụng. Lisbon sẽ phải chấp nhận lãi suất 6,64% với khoản vay 10 năm, trong khi tỷ suất này năm 2010 là 4%.
Các nhà đầu tư cũng chú ý nhiều đến Tây Ban Nha. Nước này sẽ phát hành đợt trái phiếu 5 năm vào ngày 13/1 tới. Ngày 3/1, Trung Quốc đã cam kết mua lại trái phiếu của Tây Ban Nha qua khẳng định trên nhật báo El Pais trước chuyến thăm ba ngày Madrid của Phó thủ tướng Trung Quốc. Mặc dù có đảm bảo trên, mức lãi suất trái phiếu 10 năm của Tây Ban Nha chỉ giảm nhẹ vào ngày 3/1 ở mức 5,43%.
Điểm mới của năm nay trên thị trường tài chính châu Âu là thị trường cũng sẽ mua các trái phiếu nhằm hỗ trợ các nước yếu trong khu vực đồng euro, cơ chế ổn định tài chính khu vực đồng euro do Ủy ban châu Âu điều hành sẽ vay khoảng 17,6 tỷ euro qua bốn hoặc năm đợt phát hành trong thời gian tới.
Ngoài ra, Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) sẽ phát hành 16,5 tỷ euro qua ba đợt phát hành dự kiến vào cuối tháng Giêng. Klaus Regling, người đứng đầu EFSF, đã khẳng định với báo chí Đức rằng các nhà đầu tư châu Á rất quan tâm đến các đợt phát hành tới của quỹ này./.
Chiến lược này nhằm đảm bảo cho các chương trình cung cấp tài chính, ước tính sẽ vượt 800 tỷ euro trong năm 2011 (đối với các khoản vay trung và dài hạn), trong môi trường tài chính luôn được đánh giá là bất ổn và bóng ma cuộc khủng hoảng của Ireland vẫn hiện hữu.
Italy khởi động đầu tiên cuộc đua này với việc phát hành trái phiếu cho năm 2011 vào ngày 30/12. Chưa có những kết quả cụ thể vì đây là giai đoạn hoạt động yếu của thị trường.
Cuộc đua thực sự bắt đầu vào tuần này khi Đức đấu giá 5 tỷ euro trái phiếu 10 năm và Pháp phát hành các loại trái phiếu 10, 15 và 20 năm với tổng trị giá ước tính từ 7,5-9 tỷ euro.
Bên cạnh đó, các nước "ngoại vi" cũng sẽ tiến hành đợt trắc nghiệm trên thị trường qua các khoản tín dụng ngắn hạn vào ngày 5/1, Bồ Đào Nha đã có kế hoạch vay 500 triệu euro trong sáu tháng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn lo ngại vì coi Bồ Đào Nha là mắt xích yếu sau Hy Lạp và Ireland. Chính phủ Bồ Đào Nha phải vay đủ vốn để có thể trả nợ trái phiếu khoảng 5 tỷ euro vào tháng Tư tới.
Bồ Đào Nha có nguy cơ sẽ rơi vào cảnh ngộ tương tự Hy Lạp khi lãi suất đi vay của nước này tăng mạnh hồi đầu năm 2010 khiến Hy Lạp không thể tiếp cận được với thị trường tín dụng. Lisbon sẽ phải chấp nhận lãi suất 6,64% với khoản vay 10 năm, trong khi tỷ suất này năm 2010 là 4%.
Các nhà đầu tư cũng chú ý nhiều đến Tây Ban Nha. Nước này sẽ phát hành đợt trái phiếu 5 năm vào ngày 13/1 tới. Ngày 3/1, Trung Quốc đã cam kết mua lại trái phiếu của Tây Ban Nha qua khẳng định trên nhật báo El Pais trước chuyến thăm ba ngày Madrid của Phó thủ tướng Trung Quốc. Mặc dù có đảm bảo trên, mức lãi suất trái phiếu 10 năm của Tây Ban Nha chỉ giảm nhẹ vào ngày 3/1 ở mức 5,43%.
Điểm mới của năm nay trên thị trường tài chính châu Âu là thị trường cũng sẽ mua các trái phiếu nhằm hỗ trợ các nước yếu trong khu vực đồng euro, cơ chế ổn định tài chính khu vực đồng euro do Ủy ban châu Âu điều hành sẽ vay khoảng 17,6 tỷ euro qua bốn hoặc năm đợt phát hành trong thời gian tới.
Ngoài ra, Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) sẽ phát hành 16,5 tỷ euro qua ba đợt phát hành dự kiến vào cuối tháng Giêng. Klaus Regling, người đứng đầu EFSF, đã khẳng định với báo chí Đức rằng các nhà đầu tư châu Á rất quan tâm đến các đợt phát hành tới của quỹ này./.
Phương Nam/Paris (TTXVN/Vietnam+)