Ngày 6/6, phát biểu khi vừa xuống sân bay sau chuyến công du các nước Bắc Phi 4 ngày, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan yêu cầu chấm dứt ngay hoạt động biểu tình kéo dài 1 tuần qua, đồng thời cho rằng các đối tượng thuộc "một tổ chức khủng bố" cũng như các phần tử khích động nước ngoài đang tham gia làn sóng biểu tình chống chính phủ trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù không tiết lộ vai trò cụ thể của những đối tượng trên, trước đó, trả lời báo giới tại Tunis (thủ đô Tunisia) trong ngày cuối cùng của chuyến công du, ông Erdogan cho biết 7 người nước ngoài dính líu đến bạo lực đã bị bắt giữ. Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Muammer Guler xác nhận 7 người nước ngoài bị bắt gồm hai người Pháp, hai người Iran, một người Hy Lạp, một người Mỹ và một người Đức, trong đó hai người đã được thả.
Tuy nhiên, đề cập đến tình hình trong nước, ông Erdogan vẫn từ chối hủy bỏ kế hoạch phát triển gây tranh cãi, phá một công viên ở dọc quảng trường Taksim ở Istanbul để xây dựng trung tâm thương mại. Ông cho rằng những gì chính phủ đang làm là nhằm bảo vệ quyền lợi của đa số người dân và duy trì vẻ đẹp vốn có của thành phố Istanbul.
Trong khi đó, hàng nghìn người biểu tình mang theo cờ và biểu ngữ lại tập trung quanh quảng trường Taksim, nơi được coi là tâm điểm của các cuộc biểu tình ở Istanbul, phản đối chính sách của chính phủ và yêu cầu ông Erdogan từ chức.
Các lực lượng an ninh tại cả Istanbul, Ancara và một số thành phố lớn khác buộc phải sử dụng hơi cay, đạn cao su và vòi rồng để giải tán đám đông hàng nghìn người đổ về trước văn phòng thủ tướng tại cả hai thành phố trên. Các thống kê từ bệnh viện cho thấy số người bị thương trong các cuộc biểu tình diễn ra vào thời điểm ông Erdogan công du nước ngoài đã lên tới hàng nghìn người. Kênh truyền hình tư nhân NTV cho biết một cảnh sát đã thiệt mạng tại thành phố Adana, miền Nam nước này, nâng số người chết do biểu tình lên 3 người.
Cùng ngày, Pháp đã chỉ trích việc cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ dùng sức mạnh trấn áp người biểu tình, làm hai người chết, hàng nghìn người bị thương và bị bắt giữ, đồng thời kêu gọi Ancara kiềm chế.
Các cuộc biểu tình bạo loạn liên tiếp xảy ra trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ, bắt nguồn từ việc cảnh sát trấn áp "quá mạnh tay" với những người biểu tình hòa bình vì môi trường, nhằm phản đối kế hoạch phá công viên ở quảng trường Taksim để xây trung tâm thương mại. Sự kiện này được ví như "giọt nước tràn ly", khiến các cuộc biểu tình nhanh chóng biến thành làn sóng phản đối đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền của ông Erdogan, vốn đang bị chỉ trích vì kế hoạch thắt lưng buộc bụng khiến người dân rơi vào tình trạng khốn đốn./.
Mặc dù không tiết lộ vai trò cụ thể của những đối tượng trên, trước đó, trả lời báo giới tại Tunis (thủ đô Tunisia) trong ngày cuối cùng của chuyến công du, ông Erdogan cho biết 7 người nước ngoài dính líu đến bạo lực đã bị bắt giữ. Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Muammer Guler xác nhận 7 người nước ngoài bị bắt gồm hai người Pháp, hai người Iran, một người Hy Lạp, một người Mỹ và một người Đức, trong đó hai người đã được thả.
Tuy nhiên, đề cập đến tình hình trong nước, ông Erdogan vẫn từ chối hủy bỏ kế hoạch phát triển gây tranh cãi, phá một công viên ở dọc quảng trường Taksim ở Istanbul để xây dựng trung tâm thương mại. Ông cho rằng những gì chính phủ đang làm là nhằm bảo vệ quyền lợi của đa số người dân và duy trì vẻ đẹp vốn có của thành phố Istanbul.
Trong khi đó, hàng nghìn người biểu tình mang theo cờ và biểu ngữ lại tập trung quanh quảng trường Taksim, nơi được coi là tâm điểm của các cuộc biểu tình ở Istanbul, phản đối chính sách của chính phủ và yêu cầu ông Erdogan từ chức.
Các lực lượng an ninh tại cả Istanbul, Ancara và một số thành phố lớn khác buộc phải sử dụng hơi cay, đạn cao su và vòi rồng để giải tán đám đông hàng nghìn người đổ về trước văn phòng thủ tướng tại cả hai thành phố trên. Các thống kê từ bệnh viện cho thấy số người bị thương trong các cuộc biểu tình diễn ra vào thời điểm ông Erdogan công du nước ngoài đã lên tới hàng nghìn người. Kênh truyền hình tư nhân NTV cho biết một cảnh sát đã thiệt mạng tại thành phố Adana, miền Nam nước này, nâng số người chết do biểu tình lên 3 người.
Cùng ngày, Pháp đã chỉ trích việc cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ dùng sức mạnh trấn áp người biểu tình, làm hai người chết, hàng nghìn người bị thương và bị bắt giữ, đồng thời kêu gọi Ancara kiềm chế.
Các cuộc biểu tình bạo loạn liên tiếp xảy ra trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ, bắt nguồn từ việc cảnh sát trấn áp "quá mạnh tay" với những người biểu tình hòa bình vì môi trường, nhằm phản đối kế hoạch phá công viên ở quảng trường Taksim để xây trung tâm thương mại. Sự kiện này được ví như "giọt nước tràn ly", khiến các cuộc biểu tình nhanh chóng biến thành làn sóng phản đối đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền của ông Erdogan, vốn đang bị chỉ trích vì kế hoạch thắt lưng buộc bụng khiến người dân rơi vào tình trạng khốn đốn./.
(Vietnam+)