Diễn biến mới này phản ánh tình hình khủng hoảng chính trị đang bóp nghẹt quốcgia nghèo nhất Liên minh châu Âu (EU) này.
Đề xuất tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm lần thứ hai của GERB nhằm vào cả chínhsách đầu tư của chính phủ lẫn chính sách phát triển khu vực.
Theo GERB, các chính sách này sẽ gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và cản trở cácchương trình viện trợ của EU đối với Bulgaria, đất nước có khoảng 20% dân sốhiện đang sống dưới mức nghèo khổ.
Dự kiến Quốc hội Bulgaria sẽ xem xét đề xuất của GERB vào tuần tới.
Trước đó, trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ngày 2/10 đối với Chính phủ kỹ trịcủa Thủ tướng Plamen Oresharski - được thành lập hồi tháng Năm vừa qua ngày 2/10vừa qua, chỉ có 86 nghị sỹ thuộc GERB trong Quốc hội 240 ghế của Bulgaria ủng hộbất tín nhiệm chính phủ, trong khi 111 nghị sỹ thuộc đảng Tự do phản đối và cácthành viên thuộc đảng Ataka cực hữu bỏ phiếu trắng. Khi đó, người đứng đầu GERB,đồng thời là cựu Thủ tướng Boyko Borisov đã tuyên bố sẽ không từ bỏ ý định này.
Chính phủ tiền nhiệm của Bulgaria với GERB làm nòng cốt đã buộc phải từ chức hồitháng Hai vừa qua sau những làn sóng phản đối mạnh mẽ giá dịch vụ dân sinh quácao.
Trong cuộc bầu cử ba tháng sau đó, mặc dù giành khá nhiều ghế trong Quốc hội,song GERB đã không tìm được đồng minh để tự thành lập chính phủ và buộc phảinhường vai trò này cho đảng Xã hội đứng thứ hai./.