Thậm chí đồng rupee ngày 16/5 đã xuống tới mức thấp lịch sử 54,56 rupee đổi 1 USD, Bộ Tài chính Ấn Độ vẫn tỏ vẻ “kiên cường” khi khẳng định rằng đồng nội tệ sẽ tìm được mức độ ổn định riêng khi cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro (Eurozone) qua đi.
Nhằm làm dịu bớt mối lo ngại về sự giảm giá mạnh của đồng rupee so với đồng USD, Bộ trưởng Tài chính Pranab Mukherjee đã khẳng định trước Thượng viện rằng việc đồng nội tệ “rơi tự do” và thị trường chứng khoán giảm mạnh không phải do bản chất yếu kém của nền kinh tế đất nước, mà là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu theo sau tình trạng bất ổn tại Eurozone bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng mới ở Hy Lạp.
Ông Mukherjee tìm cách giải thích rằng bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế nào trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay đều có ảnh hưởng đến kinh tế của các nước khác và do đó tình trạng lộn xộn trên thị trường chứng khoán sẽ không gây hoang mang bởi sự ổn định sẽ trở lại khi cuộc khủng hoảng kinh tế tại Eurozone kết thúc.
Ông Mukherjee cũng đề cập đến các biện pháp khắc khổ mà chính phủ Ấn Độ có thể áp dụng trong thời gian tới.
Báo chí Ấn Độ ngày 17/5 cho rằng có lẽ tuyên bố trên của Bộ trưởng Mukherjee đã có tác động ít nhiều. Ngày 16/5 chỉ số Sensex của Thị trường chứng khoán Bombay có lúc đã sụt xuống 15.974,60 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 12/1 năm nay, song đã phục hồi lên mức 16.030,09 điểm vào lúc thị trường đóng cửa. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục bán ra cổ phiếu.
Sang ngày 17/5 đồng rupee đã phục hồi chút ít lên mức 54,50 rupee/USD sau khi rơi xuống 54, 56 rupee/USD trong phiên trước. Rõ ràng đồng rupee xuống giá là do sức ép thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai ngày càng lớn, lạm phát ngày càng tăng và những mối lo ngại liên quan đến đầu tư. Thêm vào đó, diễn biến mới tại Hy Lạp cũng là một yếu tố dồn thêm sức ép lên đồng nội tệ của Ấn Độ.
Theo các nhà buôn bán ngoại tệ tại Ấn Độ, sự mất giá của đồng rupee là do dòng vốn ngoại tệ chảy ra mạnh vì các nhà đầu tư lo ngại rủi ro đang báo tháo trên thị trường chứng khoán và tìm đến đồng USD như một “thiên đường an toàn”./.
Nhằm làm dịu bớt mối lo ngại về sự giảm giá mạnh của đồng rupee so với đồng USD, Bộ trưởng Tài chính Pranab Mukherjee đã khẳng định trước Thượng viện rằng việc đồng nội tệ “rơi tự do” và thị trường chứng khoán giảm mạnh không phải do bản chất yếu kém của nền kinh tế đất nước, mà là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu theo sau tình trạng bất ổn tại Eurozone bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng mới ở Hy Lạp.
Ông Mukherjee tìm cách giải thích rằng bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế nào trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay đều có ảnh hưởng đến kinh tế của các nước khác và do đó tình trạng lộn xộn trên thị trường chứng khoán sẽ không gây hoang mang bởi sự ổn định sẽ trở lại khi cuộc khủng hoảng kinh tế tại Eurozone kết thúc.
Ông Mukherjee cũng đề cập đến các biện pháp khắc khổ mà chính phủ Ấn Độ có thể áp dụng trong thời gian tới.
Báo chí Ấn Độ ngày 17/5 cho rằng có lẽ tuyên bố trên của Bộ trưởng Mukherjee đã có tác động ít nhiều. Ngày 16/5 chỉ số Sensex của Thị trường chứng khoán Bombay có lúc đã sụt xuống 15.974,60 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 12/1 năm nay, song đã phục hồi lên mức 16.030,09 điểm vào lúc thị trường đóng cửa. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục bán ra cổ phiếu.
Sang ngày 17/5 đồng rupee đã phục hồi chút ít lên mức 54,50 rupee/USD sau khi rơi xuống 54, 56 rupee/USD trong phiên trước. Rõ ràng đồng rupee xuống giá là do sức ép thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai ngày càng lớn, lạm phát ngày càng tăng và những mối lo ngại liên quan đến đầu tư. Thêm vào đó, diễn biến mới tại Hy Lạp cũng là một yếu tố dồn thêm sức ép lên đồng nội tệ của Ấn Độ.
Theo các nhà buôn bán ngoại tệ tại Ấn Độ, sự mất giá của đồng rupee là do dòng vốn ngoại tệ chảy ra mạnh vì các nhà đầu tư lo ngại rủi ro đang báo tháo trên thị trường chứng khoán và tìm đến đồng USD như một “thiên đường an toàn”./.
Minh Lý (TTXVN)