Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, tiêu thụ thép những tháng cuối năm đang có xu hướng giảm mạnh. Thời điểm này, những doanh nghiệp nào đầu tư nghiêm chỉnh với công nghệ hiện đại, tiêu hao năng lượng thấp, giá thành cạnh tranh sẽ tồn tại, ngược lại nếu làm ăn manh mún, chộp giật sẽ gặp khó khăn trước tiên.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Phạm Chí Cường về tình hình sản xuất và kinh doanh thép hiện nay cũng như các vấn đề của ngành thép trước thực tế cơ cấu lại.
Xin ông cho biết thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành thép trong thời điểm hiện nay?
Ông Phạm Chí Cường: Tiêu thụ hiện đang ở giai đoạn khó khăn, tháng Chín chỉ bán được 385.000 tấn, giảm 100.000 tấn so với tháng trước đó và khả năng tháng Mười này cũng chỉ đạt trên 300.000 tấn một chút.
Có thể thấy, xu hướng giảm dần như vậy là do tình hình xây dựng bị giảm sút và việc giải quyết những khó khăn về tài chính của doanh nghiệp thép cũng chưa có hiệu quả rõ rệt.
Tiêu thụ thấp như vậy nên lượng tồn kho cũng tăng lên và nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm công suất để đảm bảo duy trì lượng tồn kho trong tầm kiểm soát.
Bình thường tồn kho thép xây dựng trong sản xuất ở mức 200.000- 250.000 tấn/tháng, nhưng những tháng gần đây, mức tồn kho sản xuất thường gần gấp đôi con số trên, dao động trên dưới 350.000 tấn.
Tiêu thụ chậm cộng với mức tồn kho như vậy liệu đến thời điểm này đã có doanh nghiệp nào phải phá sản không, thưa ông?
Ông Phạm Chí Cường: Mặc dù mức tồn kho không đến mức báo động, nhưng đáng lo ngại là tình trạng này diễn ra trong nhiều tháng. Hơn nữa, thép tiêu thụ chậm trong bối cảnh lãi suất ngân hàng cao, để tồn kho 1 tấn thép thì doanh nghiệp phải trả lãi vay ít nhất là 200.000 đồng/tấn- 300.000 đồng/tấn (lãi suất 17- 18%/năm), làm phát sinh thêm chi phí tài chính trong mỗi tấn thép sản xuất ra.
Vì thế, việc tồn kho trong điều kiện như vậy là đáng lo ngại và nhiều doanh nghiệp chỉ còn cách tiết giảm sản xuất để tồn kho không tiếp tục dâng lên. Con số tồn kho chỉ phản ánh khó khăn về tiêu thụ, nhưng trong khi thực tế hầu hết các doanh nghiệp đang phải giảm công lực sản xuất, thậm chí có doanh nghiệp phải dừng sản xuất.
Đã có rất nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng, có nhà máy chỉ chạy 40- 45% công suất, thậm chí chỉ 30% công suất. Dù chưa tuyên bố phá sản nhưng nhiều doanh nghiệp nếu có bán hết tồn kho cũng không đủ trả lương công nhân chứ chưa nói đến việc trả nợ bảo hiểm hay vốn vay ngân hàng.
Đơn cử như Công ty cổ phần thép Vạn Lợi dù chưa công bố dừng sản xuất nhưng nếu còn tiếp tục thì dưới quyền giám sát, quản lý của các ngân hàng. Vì thế, hiện nay ngân hàng rất ngại cho doanh nghiệp ngành thép vay vốn. Nếu trước đây doanh nghiệp vay thế chấp chính bằng hàng hóa thì nay ngân hàng yêu cầu phải có thêm tài sản khác đảm bảo.
Không riêng Vạn Lợi, nhiều doanh nghiệp thép của Hải Phòng cũng đang khó khăn. Sau giai đoạn mới thành lập và có lãi, vài năm gần đây, Công ty cổ phần thép Đình Vũ liên tục lỗ. Dù đã chuyển nhượng tới 70% cổ phần cho một tập đoàn đầu tư đến từ Úc, nhưng sản xuất hiện tại của công ty vẫn chưa có dấu hiệu tích cực hơn.
Trước những khó khăn như vậy, các doanh nghiệp ngành thép đã tìm lối thoát như thế nào?
Ông Phạm Chí Cường: Như tôi đã nói, hầu hết các nhà máy thép đều ghìm bớt sản xuất để tránh dâng tồn kho. Một số doanh nghiệp đủ điều kiện về chất lượng thì tìm cách xuất khẩu và đến hết tháng Mười, xuất khẩu dự tính đạt từ 1,3-1,4 tỷ USD và cả năm 2011 có thể đạt từ 1,7-1,8 tỷ USD.
Hiệp hội đang hoàn tất báo cáo để gửi kiến nghị lên Bộ Công thương nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp. Trong đó chủ yếu về lãi suất, tiền vay ngân hàng, tiếp cận vốn của các doanh nghiệp hoặc những vấn đề đặc thù như xuất khẩu, rồi giá bán, môi trường trong sản xuất...
Tuy nhiên, có thể khẳng định khủng hoảng chính là bài học, là cơ hội để chọn lọc, buộc ngành thép phải cơ cấu lại. Doanh nghiệp nào "sống khỏe" sẽ tồn tại và tiếp tục phát triển, còn những doanh nghiệp đầu tư không đúng hướng sẽ bị đào thải. Đó là quy luật!
Xin cảm ơn ông./.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Phạm Chí Cường về tình hình sản xuất và kinh doanh thép hiện nay cũng như các vấn đề của ngành thép trước thực tế cơ cấu lại.
Xin ông cho biết thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành thép trong thời điểm hiện nay?
Ông Phạm Chí Cường: Tiêu thụ hiện đang ở giai đoạn khó khăn, tháng Chín chỉ bán được 385.000 tấn, giảm 100.000 tấn so với tháng trước đó và khả năng tháng Mười này cũng chỉ đạt trên 300.000 tấn một chút.
Có thể thấy, xu hướng giảm dần như vậy là do tình hình xây dựng bị giảm sút và việc giải quyết những khó khăn về tài chính của doanh nghiệp thép cũng chưa có hiệu quả rõ rệt.
Tiêu thụ thấp như vậy nên lượng tồn kho cũng tăng lên và nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm công suất để đảm bảo duy trì lượng tồn kho trong tầm kiểm soát.
Bình thường tồn kho thép xây dựng trong sản xuất ở mức 200.000- 250.000 tấn/tháng, nhưng những tháng gần đây, mức tồn kho sản xuất thường gần gấp đôi con số trên, dao động trên dưới 350.000 tấn.
Tiêu thụ chậm cộng với mức tồn kho như vậy liệu đến thời điểm này đã có doanh nghiệp nào phải phá sản không, thưa ông?
Ông Phạm Chí Cường: Mặc dù mức tồn kho không đến mức báo động, nhưng đáng lo ngại là tình trạng này diễn ra trong nhiều tháng. Hơn nữa, thép tiêu thụ chậm trong bối cảnh lãi suất ngân hàng cao, để tồn kho 1 tấn thép thì doanh nghiệp phải trả lãi vay ít nhất là 200.000 đồng/tấn- 300.000 đồng/tấn (lãi suất 17- 18%/năm), làm phát sinh thêm chi phí tài chính trong mỗi tấn thép sản xuất ra.
Vì thế, việc tồn kho trong điều kiện như vậy là đáng lo ngại và nhiều doanh nghiệp chỉ còn cách tiết giảm sản xuất để tồn kho không tiếp tục dâng lên. Con số tồn kho chỉ phản ánh khó khăn về tiêu thụ, nhưng trong khi thực tế hầu hết các doanh nghiệp đang phải giảm công lực sản xuất, thậm chí có doanh nghiệp phải dừng sản xuất.
Đã có rất nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng, có nhà máy chỉ chạy 40- 45% công suất, thậm chí chỉ 30% công suất. Dù chưa tuyên bố phá sản nhưng nhiều doanh nghiệp nếu có bán hết tồn kho cũng không đủ trả lương công nhân chứ chưa nói đến việc trả nợ bảo hiểm hay vốn vay ngân hàng.
Đơn cử như Công ty cổ phần thép Vạn Lợi dù chưa công bố dừng sản xuất nhưng nếu còn tiếp tục thì dưới quyền giám sát, quản lý của các ngân hàng. Vì thế, hiện nay ngân hàng rất ngại cho doanh nghiệp ngành thép vay vốn. Nếu trước đây doanh nghiệp vay thế chấp chính bằng hàng hóa thì nay ngân hàng yêu cầu phải có thêm tài sản khác đảm bảo.
Không riêng Vạn Lợi, nhiều doanh nghiệp thép của Hải Phòng cũng đang khó khăn. Sau giai đoạn mới thành lập và có lãi, vài năm gần đây, Công ty cổ phần thép Đình Vũ liên tục lỗ. Dù đã chuyển nhượng tới 70% cổ phần cho một tập đoàn đầu tư đến từ Úc, nhưng sản xuất hiện tại của công ty vẫn chưa có dấu hiệu tích cực hơn.
Trước những khó khăn như vậy, các doanh nghiệp ngành thép đã tìm lối thoát như thế nào?
Ông Phạm Chí Cường: Như tôi đã nói, hầu hết các nhà máy thép đều ghìm bớt sản xuất để tránh dâng tồn kho. Một số doanh nghiệp đủ điều kiện về chất lượng thì tìm cách xuất khẩu và đến hết tháng Mười, xuất khẩu dự tính đạt từ 1,3-1,4 tỷ USD và cả năm 2011 có thể đạt từ 1,7-1,8 tỷ USD.
Hiệp hội đang hoàn tất báo cáo để gửi kiến nghị lên Bộ Công thương nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp. Trong đó chủ yếu về lãi suất, tiền vay ngân hàng, tiếp cận vốn của các doanh nghiệp hoặc những vấn đề đặc thù như xuất khẩu, rồi giá bán, môi trường trong sản xuất...
Tuy nhiên, có thể khẳng định khủng hoảng chính là bài học, là cơ hội để chọn lọc, buộc ngành thép phải cơ cấu lại. Doanh nghiệp nào "sống khỏe" sẽ tồn tại và tiếp tục phát triển, còn những doanh nghiệp đầu tư không đúng hướng sẽ bị đào thải. Đó là quy luật!
Xin cảm ơn ông./.
Đức Duy (Vietnam+)