Giá dầu đi xuống trong phiên giao dịch ngày 6/2 trên thị trường châu Á, khi những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ chưa tìm ra lối thoát tại Hy Lạp còn trầm trọng hơn nỗi lo gián đoạn nguồn cung từ Trung Đông và châu Phi.
Chiều 6/2 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu thô chuẩn Tây Texas (hay còn gọi là dầu ngọt nhẹ) giao tháng 3/2012 giảm 54 xu xuống 97,30 USD/thùng và dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm nhẹ 4 xu xuống 114,54 USD/thùng.
Theo nhà quản lý năng lượng thuộc Công ty môi giới Newedge tại Nhật Bản, Ken Hasegawa, mặc dù những lo lắng về nguồn cung từ châu Phi vẫn rất lớn, song thời hạn chót về đàm phán nợ tại Hy Lạp khiến giới đầu tư dồn sự tập trung hơn vào Athens.
Athens đang đàm phán với Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) về các biện pháp cần thiết để các cơ quan này "mở khóa" cho khoản cứu trợ mới trị giá 130 tỷ euro (171 tỷ USD), vốn bị đình trệ từ tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, các bên chưa đạt được thỏa thuận chính thức.
Sức ép ngày càng gia tăng đối với thỏa thuận hoán đổi nợ với các nhà đầu tư tư nhân để có thể giảm đáng kể trong núi nợ 350 tỷ euro hiện nay của Hy Lạp, trong đó có tới 14,4 tỷ euro sẽ đáo hạn vào ngày 20/3/2012.
Trong khi đó, căng thẳng vẫn không ngừng leo thang tại khu vực đồng bằng Niger (Nigeria) khi lực lượng nổi dậy phá hủy đường ống dẫn dầu tại khu vực này. Nigeria - quốc gia đông dân nhất châu Phi - hiện sản xuất hơn 2 triệu thùng dầu/ngày, chủ yếu cung cấp cho Mỹ và các nước EU./.
Chiều 6/2 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu thô chuẩn Tây Texas (hay còn gọi là dầu ngọt nhẹ) giao tháng 3/2012 giảm 54 xu xuống 97,30 USD/thùng và dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm nhẹ 4 xu xuống 114,54 USD/thùng.
Theo nhà quản lý năng lượng thuộc Công ty môi giới Newedge tại Nhật Bản, Ken Hasegawa, mặc dù những lo lắng về nguồn cung từ châu Phi vẫn rất lớn, song thời hạn chót về đàm phán nợ tại Hy Lạp khiến giới đầu tư dồn sự tập trung hơn vào Athens.
Athens đang đàm phán với Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) về các biện pháp cần thiết để các cơ quan này "mở khóa" cho khoản cứu trợ mới trị giá 130 tỷ euro (171 tỷ USD), vốn bị đình trệ từ tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, các bên chưa đạt được thỏa thuận chính thức.
Sức ép ngày càng gia tăng đối với thỏa thuận hoán đổi nợ với các nhà đầu tư tư nhân để có thể giảm đáng kể trong núi nợ 350 tỷ euro hiện nay của Hy Lạp, trong đó có tới 14,4 tỷ euro sẽ đáo hạn vào ngày 20/3/2012.
Trong khi đó, căng thẳng vẫn không ngừng leo thang tại khu vực đồng bằng Niger (Nigeria) khi lực lượng nổi dậy phá hủy đường ống dẫn dầu tại khu vực này. Nigeria - quốc gia đông dân nhất châu Phi - hiện sản xuất hơn 2 triệu thùng dầu/ngày, chủ yếu cung cấp cho Mỹ và các nước EU./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)