Theo nghị định về quản lý thức ăn chăn nuôi mà Chính phủ mới ban hành, tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
Thêm vào đó, các tổ chức, cá nhân này phải chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý hàng hóa thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng và đền bù thiệt hại cho người chăn nuôi.
Nghị định nêu rõ Nhà nước luôn khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dinh dưỡng chế biến thức ăn chăn nuôi nhằm giảm tỷ lệ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Đây cũng là một nhân tố quan trọng để giảm giá thành thực phẩm trong nước.
Vì quyền lợi của người chăn nuôi và người tiêu dùng, việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi không có trong danh mục được phép lưu hành, hoặc sản xuất, nhập khẩu, tiếp thị thức ăn chăn nuôi không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành, bị nghiêm cấm.
Chính phủ cũng yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tổ chức, cá nhân có những thông tin, quảng cáo sai sự thật về chất lượng, nguồn gốc và xuất xứ của thức ăn chăn nuôi.
Để được sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, tổ chức, cá nhân phải có giấy đăng ký kinh doanh, có nhà xưởng, trang thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi bảo đảm tiêu chuẩn hiện hành.
Cơ sở sản xuất phải có phòng phân tích kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi và có hệ thống xử lý chất thải để không gây ô nhiễm môi trường. Nhân viên kỹ thuật trực tiếp tham gia trong quá trình sản xuất phải được đào tạo tối thiểu là trình độ trung cấp về chuyên ngành có liên quan trong công việc.
Trong quá trình sản xuất, cơ sở phải ghi và lưu nhật ký sản xuất ít nhất là 3 năm, kiểm nghiệm và lưu mẫu nguyên liệu, sản phẩm xuất xưởng; bảo quản các mẫu lưu 1 năm kể từ khi hết hạn sử dụng sản phẩm.
Để tránh hiểu lầm cho người chăn nuôi, bao bì, nhãn mác, tài liệu hướng dẫn kèm theo của sản phẩm phải rõ ràng, đúng tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
Khi phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi ngoài việc có giấy phép đăng ký kinh doanh mặt hàng này thì phải có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng. Các phương tiện, thiết bị chứa đựng, lưu giữ, vận chuyển của cửa hàng phải phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/3 sắp tới./.
Thêm vào đó, các tổ chức, cá nhân này phải chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý hàng hóa thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng và đền bù thiệt hại cho người chăn nuôi.
Nghị định nêu rõ Nhà nước luôn khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dinh dưỡng chế biến thức ăn chăn nuôi nhằm giảm tỷ lệ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Đây cũng là một nhân tố quan trọng để giảm giá thành thực phẩm trong nước.
Vì quyền lợi của người chăn nuôi và người tiêu dùng, việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi không có trong danh mục được phép lưu hành, hoặc sản xuất, nhập khẩu, tiếp thị thức ăn chăn nuôi không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành, bị nghiêm cấm.
Chính phủ cũng yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tổ chức, cá nhân có những thông tin, quảng cáo sai sự thật về chất lượng, nguồn gốc và xuất xứ của thức ăn chăn nuôi.
Để được sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, tổ chức, cá nhân phải có giấy đăng ký kinh doanh, có nhà xưởng, trang thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi bảo đảm tiêu chuẩn hiện hành.
Cơ sở sản xuất phải có phòng phân tích kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi và có hệ thống xử lý chất thải để không gây ô nhiễm môi trường. Nhân viên kỹ thuật trực tiếp tham gia trong quá trình sản xuất phải được đào tạo tối thiểu là trình độ trung cấp về chuyên ngành có liên quan trong công việc.
Trong quá trình sản xuất, cơ sở phải ghi và lưu nhật ký sản xuất ít nhất là 3 năm, kiểm nghiệm và lưu mẫu nguyên liệu, sản phẩm xuất xưởng; bảo quản các mẫu lưu 1 năm kể từ khi hết hạn sử dụng sản phẩm.
Để tránh hiểu lầm cho người chăn nuôi, bao bì, nhãn mác, tài liệu hướng dẫn kèm theo của sản phẩm phải rõ ràng, đúng tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
Khi phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi ngoài việc có giấy phép đăng ký kinh doanh mặt hàng này thì phải có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng. Các phương tiện, thiết bị chứa đựng, lưu giữ, vận chuyển của cửa hàng phải phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/3 sắp tới./.
(TTXVN/Vietnam+)