Bộ Y tế vừa có yêu cầu gửi Sở Y tế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần đẩy mạnh việc kiểm tra, chấn chỉnh dịch vụ phá thai trên toàn quốc.
Theo Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em Nguyễn Duy Khê, qua báo cáo và hoạt động giám sát chỉ đạo tuyến và công tác phá thai an toàn tại một số địa phương trong thời gian qua, đã phát hiện một số cơ sở y tế đặc biệt là cơ sở y tế tư nhân vi phạm các quy định về chuyên môn kỹ thuật, để xảy ra tai biến nghiêm trọng do hậu quả của việc phá thai không an toàn.
Để chấn chỉnh dịch vụ phá thai, đảm bảo an toàn, tránh xảy ra các trường hợp gây hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe của phụ nữ, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện việc kiểm tra, chấn chỉnh dịch vụ phá thai.
Theo chỉ đạo, các đơn vị trên cần tăng cường chỉ đạo kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ sở y tế đặc biệt là cơ sở y tế tư nhân có cung cấp dịch vụ phá thai trên địa bàn về chứng chỉ hành nghề và phạm vi hành nghề. Kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm các quy.
Bên cạnh đó việc tổ chức đào tạo và đào tạo lại về phá thai an toàn cho cán bộ cung cấp dịch vụ phá thai ở tất cả các tuyến, kể cả y tế tư nhân theo Tài liệu đào tạo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng cần được đẩy mạnh thường xuyên.
Sở y tế các tỉnh, thành phố cũng cần tăng cường, công tác giám sát, chỉ đạo tuyến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản trong đó có phá thai an toàn theo đúng các quy định về phân tuyến kỹ thuật và “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” của Bộ Y tế.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong những năm tới, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn tiếp tục tăng, đạt xấp xỉ 27 triệu người vào năm 2020. Hiện nay, tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở vị thành niên, thanh niên còn cao. Tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổ biến, phá thai không an toàn vẫn diễn ra nhiều./.
Theo Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em Nguyễn Duy Khê, qua báo cáo và hoạt động giám sát chỉ đạo tuyến và công tác phá thai an toàn tại một số địa phương trong thời gian qua, đã phát hiện một số cơ sở y tế đặc biệt là cơ sở y tế tư nhân vi phạm các quy định về chuyên môn kỹ thuật, để xảy ra tai biến nghiêm trọng do hậu quả của việc phá thai không an toàn.
Để chấn chỉnh dịch vụ phá thai, đảm bảo an toàn, tránh xảy ra các trường hợp gây hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe của phụ nữ, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện việc kiểm tra, chấn chỉnh dịch vụ phá thai.
Theo chỉ đạo, các đơn vị trên cần tăng cường chỉ đạo kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ sở y tế đặc biệt là cơ sở y tế tư nhân có cung cấp dịch vụ phá thai trên địa bàn về chứng chỉ hành nghề và phạm vi hành nghề. Kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm các quy.
Bên cạnh đó việc tổ chức đào tạo và đào tạo lại về phá thai an toàn cho cán bộ cung cấp dịch vụ phá thai ở tất cả các tuyến, kể cả y tế tư nhân theo Tài liệu đào tạo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng cần được đẩy mạnh thường xuyên.
Sở y tế các tỉnh, thành phố cũng cần tăng cường, công tác giám sát, chỉ đạo tuyến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản trong đó có phá thai an toàn theo đúng các quy định về phân tuyến kỹ thuật và “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” của Bộ Y tế.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong những năm tới, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn tiếp tục tăng, đạt xấp xỉ 27 triệu người vào năm 2020. Hiện nay, tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở vị thành niên, thanh niên còn cao. Tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổ biến, phá thai không an toàn vẫn diễn ra nhiều./.
Thùy Giang (Vietnam+)