Thời gian gần đây, trên vùng biển tỉnh Kiên Giang, nạn đánh bắt thủy sản gần bờ bằng các phương pháp tận diệt nguồn lợi thủy sản như cào điện, cào bay đã bùng phát đến mức báo động.
Ông Võ Quốc Trung-Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết với hơn 6.000km2 vùng biển trên địa bàn, việc tuần tra hết sức khó khăn, vì ngư trường rộng lớn mà lực lượng thanh tra chỉ có 3 tàu, với hơn 10 người. Tuy vậy, từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện, xử phạt hơn 100 trường hợp cào điện, cào bay với số tiền gần 6,5 tỷ đồng.
Để đối phó với lực lượng thanh tra, thay vì làm gọng xiệp bằng gỗ tốt, các chủ ghe làm gọng bằng cây bạch đàn, tốn khoảng 7 triệu đồng một cặp, nếu bị tịch thu cũng mất ít tiền hơn. Không chỉ có đánh bắt gần bờ làm cạn kiệt nguồn lợi hải sản, nhiều đối tượng còn vào các bãi nuôi sò huyết, hến của ngư dân nuôi ven biển thuộc địa bàn huyện Hòn Đất, An Biên, An Minh để đánh bắt, gây hoang mang cho người dân và làm mất an ninh trật tự trên vùng biển.
Không chỉ có cào bờ, xiệp mé làm hủy diệt nguồn lợi hải sản, thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Hòn Đất còn xuất hiện khoảng 60 tàu khai thác hải sản bằng nghề lú (loại đặt bắt tôm, cá ven bờ), công suất 20-30cv, mỗi lú dài 10m, có 10-12 hộc/lú, kích thước mắc lưới nhỏ hơn quy định. Số lượng lú mang theo mỗi tàu từ 300-400 chiếc, sản lượng hải sản khai thác mỗi ngày từ 50-200kg tôm cá, ngư dân có thể thu nhập từ 2-6 triệu đồng/ngày/chiếc.
Còn tại thị xã Hà Tiên, mặc dù Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành nhiều quyết định nghiêm cấm khai thác hải sản bằng nghề đáy ven sông và đầm Đông Hồ, nhưng hiện vẫn còn 36 hộ dân hành nghề đáy tại đây đã hủy hoại môi trường sinh thái, cản trở an toàn giao thông đường thủy. Vì vậy mới đây, ngành chức năng thị xã Hà Tiên đã tiến hành giải tỏa lòng sông đầm Đông Hồ, cưỡng chế, tháo dỡ 23 trụ đáy nổi đoạn từ cầu Tô Châu đến Trạm xá khu phố V, phường Đông Hồ. Riêng đoạn từ Trạm xá phường Đông Hồ đến Trạm Biên phòng Vàm Hàng, các hộ dân tự tháo dỡ trên 40 trụ đáy.
Cùng với xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, để bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững, tỉnh Kiên Giang khuyến khích người dân khôi phục nghề đăng nò truyền thống trên sông và bước đầu đã khôi phục lại trên 400 miệng nò ở các huyện Hòn Đất, An Biên, An Minh…
Người dân làm nghề này cho biết, nguồn lợi hải sản thu được có chọn lọc nhờ mắc lưới thưa. Tôm, cá con có thể lọt lưới và chỉ bắt loại lớn, giá trị thương phẩm cao. Ở huyện An Minh, mỗi chủ nò có thể thu nhập từ 10-15 triệu đồng/tháng, trong khi đầu tư chỉ một lần từ 5-10 triệu đồng/miệng nò, mỗi miệng nó có thể khai thác từ 3-5 năm./.
Ông Võ Quốc Trung-Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết với hơn 6.000km2 vùng biển trên địa bàn, việc tuần tra hết sức khó khăn, vì ngư trường rộng lớn mà lực lượng thanh tra chỉ có 3 tàu, với hơn 10 người. Tuy vậy, từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện, xử phạt hơn 100 trường hợp cào điện, cào bay với số tiền gần 6,5 tỷ đồng.
Để đối phó với lực lượng thanh tra, thay vì làm gọng xiệp bằng gỗ tốt, các chủ ghe làm gọng bằng cây bạch đàn, tốn khoảng 7 triệu đồng một cặp, nếu bị tịch thu cũng mất ít tiền hơn. Không chỉ có đánh bắt gần bờ làm cạn kiệt nguồn lợi hải sản, nhiều đối tượng còn vào các bãi nuôi sò huyết, hến của ngư dân nuôi ven biển thuộc địa bàn huyện Hòn Đất, An Biên, An Minh để đánh bắt, gây hoang mang cho người dân và làm mất an ninh trật tự trên vùng biển.
Không chỉ có cào bờ, xiệp mé làm hủy diệt nguồn lợi hải sản, thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Hòn Đất còn xuất hiện khoảng 60 tàu khai thác hải sản bằng nghề lú (loại đặt bắt tôm, cá ven bờ), công suất 20-30cv, mỗi lú dài 10m, có 10-12 hộc/lú, kích thước mắc lưới nhỏ hơn quy định. Số lượng lú mang theo mỗi tàu từ 300-400 chiếc, sản lượng hải sản khai thác mỗi ngày từ 50-200kg tôm cá, ngư dân có thể thu nhập từ 2-6 triệu đồng/ngày/chiếc.
Còn tại thị xã Hà Tiên, mặc dù Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành nhiều quyết định nghiêm cấm khai thác hải sản bằng nghề đáy ven sông và đầm Đông Hồ, nhưng hiện vẫn còn 36 hộ dân hành nghề đáy tại đây đã hủy hoại môi trường sinh thái, cản trở an toàn giao thông đường thủy. Vì vậy mới đây, ngành chức năng thị xã Hà Tiên đã tiến hành giải tỏa lòng sông đầm Đông Hồ, cưỡng chế, tháo dỡ 23 trụ đáy nổi đoạn từ cầu Tô Châu đến Trạm xá khu phố V, phường Đông Hồ. Riêng đoạn từ Trạm xá phường Đông Hồ đến Trạm Biên phòng Vàm Hàng, các hộ dân tự tháo dỡ trên 40 trụ đáy.
Cùng với xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, để bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững, tỉnh Kiên Giang khuyến khích người dân khôi phục nghề đăng nò truyền thống trên sông và bước đầu đã khôi phục lại trên 400 miệng nò ở các huyện Hòn Đất, An Biên, An Minh…
Người dân làm nghề này cho biết, nguồn lợi hải sản thu được có chọn lọc nhờ mắc lưới thưa. Tôm, cá con có thể lọt lưới và chỉ bắt loại lớn, giá trị thương phẩm cao. Ở huyện An Minh, mỗi chủ nò có thể thu nhập từ 10-15 triệu đồng/tháng, trong khi đầu tư chỉ một lần từ 5-10 triệu đồng/miệng nò, mỗi miệng nó có thể khai thác từ 3-5 năm./.
Hoàng Vân (TTXVN/Vietnam+)