Ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đang thực hiện mô hình thí điểm trồng chuối đạt tiêu chuẩn Viet GAP trên diện tích 10 ha tại 2 xã An Minh Bắc và Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế cây chuối ở vùng sản xuất U Minh Thượng.
Đây là mô hình thí điểm trồng chuối chất lượng cao đầu tiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Sau một năm thực hiện thí điểm, sản phẩm chuối được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và khả năng trồng có thể cung cấp đủ nguyên liệu cho Nhà máy chế biến chuối Kiên Giang công suất 20 tấn/ngày.
Mô hình này thực hiện trên cơ sở khảo sát, chọn đất và ứng dụng các kết quả nghiên cứu trước đây để xây dựng quy trình sản xuất chuối theo tiêu chuẩn sạch, an toàn như: sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng, quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học theo hướng bền vững.
Các biện pháp quản lý chất lượng nước, sử dụng phân vô cơ cân đối, tăng cường chất hữu cơ trong đất, cải thiện độ màu mỡ của đất, phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp sinh học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong trồng và chăm sóc chuối đã được áp dụng.
Huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) là một trong những địa phương có diện tích trồng chuối khá lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, với hơn 500 ha được nông dân trồng hàng trăm năm nay.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, trồng chuối ở đây mang tính tự phát, không tập trung, chưa áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật như: giống, quy trình canh tác, tiêu thụ sản phẩm, quy hoạch vùng trồng… để nâng cao năng suất, chất lượng loại sản phẩm nông sản hàng hóa này.
Nông dân trồng chuối tràn lan trên các bờ xáng, bờ bao quanh rừng theo kiểu ”được trái nào ăn trái đó”, không tính đến hiệu quả kinh tế. Vì vậy, năng suất chuối thấp, khó tập trung trong thu hoạch và thu mua sản phẩm.
Vài năm trở lại đây, cùng với cây lúa, cây mía, cây dứa và con cá đồng, cây chuối được nông dân U Minh Thượng đầu tư trồng trong phát triển kinh tế gia đình.
Trồng chuối không đầu tư vốn nhiều, ít tốn công chăm sóc, phân bón nhưng hàng năm cho thu nhập khá, vừa cải tạo đất phèn, vừa làm đường băng xanh cản lửa phòng chống cháy rừng tràm mùa khô.
Nhiều nông dân ở đây cho biết chuối trồng chơi mà ăn thật. Hiện nay, mỗi bụi chuối cho thu nhập bình quân 50.000 đồng/tháng. Nhiều nông dân ở đây thu nhập hàng chục triệu đồng/năm từ nguồn lợi kinh tế chuối.
Việc thí điểm trồng chuối đạt tiêu chuẩn VietGAP thành công sẽ mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân U Minh Thượng, không những cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến chuối, cung ứng thị trường nội địa mà còn hướng đến xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo hướng bền vững./.
Đây là mô hình thí điểm trồng chuối chất lượng cao đầu tiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Sau một năm thực hiện thí điểm, sản phẩm chuối được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và khả năng trồng có thể cung cấp đủ nguyên liệu cho Nhà máy chế biến chuối Kiên Giang công suất 20 tấn/ngày.
Mô hình này thực hiện trên cơ sở khảo sát, chọn đất và ứng dụng các kết quả nghiên cứu trước đây để xây dựng quy trình sản xuất chuối theo tiêu chuẩn sạch, an toàn như: sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng, quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học theo hướng bền vững.
Các biện pháp quản lý chất lượng nước, sử dụng phân vô cơ cân đối, tăng cường chất hữu cơ trong đất, cải thiện độ màu mỡ của đất, phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp sinh học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong trồng và chăm sóc chuối đã được áp dụng.
Huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) là một trong những địa phương có diện tích trồng chuối khá lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, với hơn 500 ha được nông dân trồng hàng trăm năm nay.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, trồng chuối ở đây mang tính tự phát, không tập trung, chưa áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật như: giống, quy trình canh tác, tiêu thụ sản phẩm, quy hoạch vùng trồng… để nâng cao năng suất, chất lượng loại sản phẩm nông sản hàng hóa này.
Nông dân trồng chuối tràn lan trên các bờ xáng, bờ bao quanh rừng theo kiểu ”được trái nào ăn trái đó”, không tính đến hiệu quả kinh tế. Vì vậy, năng suất chuối thấp, khó tập trung trong thu hoạch và thu mua sản phẩm.
Vài năm trở lại đây, cùng với cây lúa, cây mía, cây dứa và con cá đồng, cây chuối được nông dân U Minh Thượng đầu tư trồng trong phát triển kinh tế gia đình.
Trồng chuối không đầu tư vốn nhiều, ít tốn công chăm sóc, phân bón nhưng hàng năm cho thu nhập khá, vừa cải tạo đất phèn, vừa làm đường băng xanh cản lửa phòng chống cháy rừng tràm mùa khô.
Nhiều nông dân ở đây cho biết chuối trồng chơi mà ăn thật. Hiện nay, mỗi bụi chuối cho thu nhập bình quân 50.000 đồng/tháng. Nhiều nông dân ở đây thu nhập hàng chục triệu đồng/năm từ nguồn lợi kinh tế chuối.
Việc thí điểm trồng chuối đạt tiêu chuẩn VietGAP thành công sẽ mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân U Minh Thượng, không những cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến chuối, cung ứng thị trường nội địa mà còn hướng đến xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo hướng bền vững./.
Lê Huy Hải (TTXVN)